ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC THÔNG SỐ TẠO NHỊP CỦA BỆNH NHÂN BLỐC NHĨ THẤT CẤP III ĐƯỢC CẤY MÁY TẠO NHỊP HAI BUỒNG TẠI BỆNH VIỆN VIỆT NAM – THUỴ ĐIỂN, UÔNG BÍ

Trần Song Giang1, Hoàng Minh Quang2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang trên 60 bệnh nhân (BN) blốc nhĩ thất cấp III được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng ở bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển, Uông Bí với mục tiêu: “ Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các thông số tạo nhịp tim ở bệnh nhân blốc nhĩ thất cấp III được cấy máy tạo nhịp hai buồng tại bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển, Uông Bí”. Kết quả: Tuổi trung bình 71,35±15,53; 62% là nữ. Bệnh đồng mắc hay gặp nhất là tăng huyết áp (39 BN), triệu chứng thường gặp là mệt (78,33%), chóng mặt(31,67%); tần số thất trung bình 43,95±12,25 , 100% có QRS hẹp; Các thông số tạo nhịp ngay sau cấy bao gồm: ngưỡng tạo nhịp thất phải: 0,79±0,40V; điện trở: 704,06±207,78W; nhận cảm: 11,32±5,36 mV; ngưỡng tạo nhịp nhĩ: 1,06±0,39V; điện trở: 572,63±161,59W;  nhận cảm: 3,81±2,58 mV. Kết luận: Các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của BN blốc nhĩ thất cấp III được cấy máy tạo nhịp hai buồng ở Bệnh viện Việt Nam-Thuỵ Điển, Uông Bí  tương đồng với nhiều nghiên cứu khác. Các thông số tạo nhịp tim sau đặt máy cho thấy  kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim hai buồng của bệnh viện bước đầu đạt được kết quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Glikson M, Nielsen JC, Kronborg MB, et al. ESC Guidelines on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy: Developed by the Task Force on cardiac pacing and cardiac resynchronization therapy of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the European Heart Rhythm Association (EHRA). Rev Esp Cardiol (Engl Ed). 2022;75(5):430. doi:10.1016/j.rec.2022.04.004
2. Trần Văn Đồng, Lê Văn Tuấn. Cấy máy tạo nhịp tim. Tim mạch can thiệp. Nhà xuất bản y học. 2022:Tr 1391.
3. Iwańska K, Gworys P, Gawor Z. Prognostic value of NT-proBNP levels in patients undergoing permanent pacemaker implantation. Pol Arch Med Wewn. 2010;120(4):120-126.
4. Vaturi M, Kusniec J, Shapira Y, et al. Right ventricular pacing increases tricuspid regurgitation grade regardless of the mechanical interference to the valve by the electrode. Eur J Echocardiogr. 2010;11(6):550-553. doi:10.1093/ejechocard/jeq018
5. Lin G, Nishimura RA, Connolly HM, Dearani JA, Sundt TM, Hayes DL. Severe symptomatic tricuspid valve regurgitation due to permanent pacemaker or implantable cardioverter-defibrillator leads. Journal of the American College of Cardiology. 2005;45(10):1672-1675. doi: 10.1016/j. jacc. 2005.02.037
6. Tạ Tiến Phước. Investigate the Techniques and the Hemodynamic Changing of Pacemaker Implantation. The Thesis of PhD Degree Graduation. 103 Military Medicine University; 2005.
7. Phạm Như Hùng, Trần Quang Việt. Ảnh Hưởng Của NT-Pro BNP Lên Ngưỡng Tạo Nhịp ở NB Suy Nút Xoang Được Cấy Máy Tạo Nhịp 2 Buồng. Tạp chí Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực Việt Nam số Đặc biệt-Tháng 12/2021; 2008.
8. Thắng ĐC, Sơn - NL, Anh MX. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân trước và sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn hai buồng tại Bệnh viện Trung ương Huế. TC Tim mạch học VN. 2021;(98):74-82. doi:10.58354/jvc.98.2021.97
9. Psychari SN, Apostolou TS, Iliodromitis EK, Charalampopoulos A, Kremastinos DT. DDDR pacing results in left ventricular asynchrony with preservation of ejection fraction and NT-proBNP: A prospective study in sick sinus syndrome and normal ventricular function. International Journal of Cardiology. 2010;144(2):310-312. doi:10. 1016/j. ijcard.2009.03.017