ĐIỀU TRỊ TÁI THÔNG Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU NÃO CẤP DO TẮC ĐỘNG MẠCH THÂN NỀN Ở CỬA SỔ SỚM VÀ CỬA SỔ MỞ RỘNG

Nguyễn Thị Bích Hường1,2,, Nguyễn Bá Thắng2, Nguyễn Huy Thắng1,3
1 Bệnh viện Nhân dân 115
2 Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
3 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhồi máu não cấp do tắc động mạch nền (ĐMTN) là bệnh có tỷ lệ tử vong cao và tàn phế nặng nề. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá kết cục lâm sàng ở những bệnh nhân tắc ĐMTN được điều trị tái thông trong cửa sổ sớm 0 – 6 giờ và cửa sổ muộn 6 – 24 giờ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện Nhân dân 115 từ 8/2021 đến 6/2023. Những bệnh nhân nhồi máu não do tắc ĐMTN cấp được điều trị tái thông trong vòng 24 giờ kể từ khi khởi phát được đưa vào nghiên cứu. Các đặc điểm nền và kết cục lâm sàng được so sánh giữa 2 nhóm được điều trị ở cửa sổ sớm và muộn. Kết cục lâm sàng chính được định nghĩa là điểm mRS 0-3 ở thời điểm 90 ngày. Kết quả: 210 bệnh nhân nhồi máu não do tắc ĐMTN (với độ tuổi trung bình 64.8 ± 12.8, trong đó 30% là nữ) được điều trị trong cửa sổ 24 giờ. Trong đó, 57 bệnh nhân được điều trị trong cửa sổ trong khi 153 bệnh nhân được điều trị trong cửa sổ muộn. Tổng cộng có 28 (49.1%) và 67 (43.8%) bệnh nhân đạt được kết cục lâm sàng chức năng tốt sau 90  ngày (p  =   0.49) lần lượt ở cửa sổ thời gian sớm và muộn. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm về kết cục lâm sàng mRS 0-2 (33.3% so với 34.6%, p = 0.86) hoặc tỷ lệ tử vong (40.4% so với 47.7%, p = 0.34). Tỷ lệ xuất huyết não có triệu chứng lần lượt là 3.5% ở cửa sổ sớm và 7.2% ở cửa sổ muộn ( p = 0.33). Kết luận: Điều trị tái thông là chiến lược điều trị hiệu quả và an toàn ở những bệnh nhân tắc ĐMTN trong 24 giờ. Điều trị ở cửa sổ mở rộng có thể đạt được kết cục lâm sàng tương tự so với  điều trị trong cửa sổ sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ribo M, Dávalos Errando A, de Miquel A, Millán Torné M. Endovascular thrombectomy after large-vessel ischaemic stroke: a meta-analysis of individual patient data from five randomised trials. LANCET, 2016, vol 387, núm 10029, p 1723-1731. 2016;
2. Nogueira RG, Jadhav AP, Haussen DC, et al. Thrombectomy 6 to 24 hours after stroke with a mismatch between deficit and infarct. New England Journal of Medicine. 2018;378(1):11-21.
3. Albers GW, Marks MP, Kemp S, et al. Thrombectomy for stroke at 6 to 16 hours with selection by perfusion imaging. New England Journal of Medicine. 2018;378(8):708-718.
4. Tao C, Nogueira RG, Zhu Y, et al. Trial of endovascular treatment of acute basilar-artery occlusion. New England Journal of Medicine. 2022;387(15):1361-1372.
5. Jovin TG, Li C, Wu L, et al. Trial of thrombectomy 6 to 24 hours after stroke due to basilar-artery occlusion. New England Journal of Medicine. 2022;387(15):1373-1384.
6. Hacke W, Kaste M, Bluhmki E, et al. Thrombolysis with alteplase 3 to 4.5 hours after acute ischemic stroke. New England journal of medicine. 2008;359(13):1317-1329.
7. Lê Thị Hạnh Nguyên, Phan Hà Quân, Mai Duy Tôn. Kết quả điều trị bệnh nhân nhồi máu não do tắc động mạch thân nền không tái tưới máu. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2023;169(8):53 - 61.
8. Dornak T, Herzig R, Sanak D, Skoloudik D. Management of acute basilar artery occlusion: Should any treatment strategy prevail? Biomed Pap Med Fac Univ Palacky Olomouc Czech Repub. 2014;158(4):528-34.