ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TIÊU CHẢY CẤP NHIỄM KHUẨN Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Phạm Văn Tuân1, Nguyễn Văn Tình1, Nguyễn Thị Việt Hà1,2,
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn là tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa thường gặp nhất ở trẻ em gây rối loạn nước, điện giải, nhiễm khuẩn, kém dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả loạt ca bệnh trên 165 trẻ từ 2- 60 tháng tuổi được chẩn đoán tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 01/07/2023 đến 30/03/2024. Kết quả: Tuổi trung bình của trẻ mắc bệnh trong nghiên cứu là 16,9 ± 14 tháng, trong đó trẻ dưới 2 tuổi chiếm 77,5%. Tỷ lệ nam/ nữ là 1,7/1. Các trẻ đến từ nông thôn chiếm 57%. Các triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là chán ăn (67,9%), sốt (63,6%), mót rặn (57%), hậu môn đỏ (54,5%). Tỷ lệ trẻ đi ngoài phân nhầy và nhầy máu lần lượt là 38,8% và 25,5%, 37,6% trẻ có mất nước. Xét nghiệm máu tỷ lệ trẻ có tăng bạch cầu và CRP lần lượt là 60,6% và 61,8%. 62,4% trẻ có kết quả soi phân có nhiều hồng, bạch cầu. Tỷ lệ cấy phân dương tính là 27,9% chủ yếu là E. coli và S. entericass. Kết luận: Trẻ tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn thường có biểu hiện sốt, chán ăn và đi ngoài phân nhầy máu. Xét nghiệm thường có tăng bạch cầu và CRP. Tỷ lệ cấy phân dương tính ở trẻ tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn còn thấp, căn nguyên chủ yếu là E. coli và Salmonella.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phùng Đức Toàn, Phạm Bích Diệp, Nguyễn Văn Hiến. Mô hình bệnh tật của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hóa năm 2017- 2019. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021; 501(1):127-132.
2. Phạm Thị Ngọc Tuyết, Nguyễn Đỗ Nguyên. Bệnh tiêu chảy cấp tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 thành phố Hồ Chí Minh năm 2005. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2006;10(2):85-91.
3. Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thị Việt Hà. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng tiêu chảy cấp phân máu trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;1(505):154-157.
4. Phạm Thị Thu Cúc, Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hoàng Thị Thu Hà. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Nhi tỉnh Nam Định năm 2020. Tạp chí Khoa học Điều dưỡng. 2021;4(2):8-14.
5. Phạm Việt Bách, Nguyễn Thành Trung. Kết quả điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;505(2):205-209.
6. Bùi Thị Phương Thắm, Hoàng Lê Phúc, Nguyễn Anh Tuấn. Đặc điểm của tiêu máu ở trẻ em từ 2-6 tháng tuổi tại Khoa Tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2011;15(3):160-164.
7. Colito DA, Dorta-Guerra R, Da Costa Lima HS, et al. Epidemiological investigations of diarrhea in children in Praia city, Cape Verde. Front Microbiol. 2022;13:1059431. doi:10.3389/ fmicb.2022.1059431.
8. Phan Trang Nhã, Vương Thị Hòa, Lê Trung Hiếu. Kết quả chăm sóc, điều trị bệnh nhi tiêu chảy cấp dưới 5 tuổi và một số yếu tố liên quan tại Khoa Nội tiêu hóa Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2020-2021. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022;48:54-62.
9. Nguyễn Thanh Tâm, Bùi Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Việt Hà. Đánh giá một số yếu tố nguy cơ của tiêu chảy kéo dài nhiễm khuẩn ở trẻ em 6- 24 tháng tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học thực hành. 2017;8(1054):87-90.