ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC VIÊM TỦY CẮT NGANG

Lê Văn Minh1, Trác Mỹ Hương1,, Lý Ngọc Tú2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của bệnh viêm tủy cắt ngang. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt trường hợp, gồm 32 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ 12/2021 đến 04/2024. Kết quả: 32 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chẩn đoán. Độ tuổi trung bình của nghiên cứu là 49,22 ± 15,52; trong đó nữ chiếm 59,4%. Thời gian khởi phát triệu chứng đến khi nhập viện trung bình là 6 ngày. Bệnh nhân vào viện chủ yếu là do rối loạn cảm giác chiếm 100%. Tổn thương tủy sống kéo dài trung bình 5,22 ± 0,49; tổn thương hay gặp ở vị trí cột sống ngực. Kết luận: Trong nghiên cứu của chúng tôi về bệnh viêm tủy cắt ngang thì triệu chứng rối loạn cảm giác là thường gặp nhất. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tủy cắt ngang ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới trong cùng một độ tuổi. Vị trí tổn thương thường gặp nhất là tủy ngực chiếm 53,13%; tổn thương lớn hơn ba đốt sống chiếm 65,6%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hồng Quân, Nguyễn Cao Vinh, Phạm Cẩm Diệu Linh, "Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan tái phát của bệnh nhân viêm tủy ngang", Tập chí Y Dược lâm sàng 108, 15 (2), 2020.
2. Ali A, Bareeqa S B, Riaz A, Ahmed S I, et al, "Assessment of Clinical Outcomes in Patients Presenting with Transverse Myelitis: A Tertiary Care Experience from a Developing Country", Cureus, 11 (3), 2019, pp. e4342.
3. Alvarenga M P, Thuler L C, Neto S P, Vasconcelos C C, et al, "The clinical course of idiopathic acute transverse myelitis in patients from Rio de Janeiro", J Neurol, 257 (6), 2010, pp. 992-998.
4. Bhat A, Naguwa S, Cheema G, Gershwin M E, "The epidemiology of transverse myelitis", Autoimmun Rev, 9 (5), 2010, pp. A395-399.
5. Borchers A T, Gershwin M E, "Transverse myelitis", Autoimmun Rev, 11 (3), 2012, pp. 231-248.
6. Marrodan M, Hernandez M A, Köhler A A, Correale J, "Differential diagnosis in acute inflammatory myelitis", Mult Scler Relat Disord, 2020, pp. 102481.
7. Smith E, Jaakonmäki N, Nylund M, Kupila L, et al, "Frequency and etiology of acute transverse myelitis in Southern Finland", Mult Scler Relat Disord, 2020, 46 pp. 102562.
8. Shahbaz N N, Amanat S, Soomro S R, Hasan Y, et al, "Idiopathic transverse myelitis: an experience in a tertiary care setup", Journal of the Dow University of Health Sciences, 2012, pp. 12-16.