KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON BẰNG TIÊM BEVACIZUMAB NỘI NHÃN SAU 5 NĂM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Bá Trung1,, Lưu Thị Quỳnh Anh1, Nguyễn Xuân Tịnh2
1 Bệnh viện Nhi trung ương
2 Bệnh viện Mắt Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng tiêm Bevacizumab nội nhãn sau 5 năm tại Bệnh viện Nhi trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân mắc bệnh võng mạc trẻ đẻ non hình thái 1 đã được điều trị bằng tiêm Bevacizumab nội nhãn tại Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 02 năm 2018 trở về trước. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu trên 224 mắt của 115 bệnh nhân. Kết quả: Kết quả sau điều trị: 177 mắt sau điều trị bệnh thoái triển hoàn toàn chiếm 79%, 47 mắt sau điều trị bệnh thoái triển không hoàn toàn chiếm 21%, trong đó có 3 mắt (1,3%) bong võng mạc. Kết quả thị lực (TL) sau chỉnh kính tối ưu: có 185 mắt (82,6%) có TL ≥ 5/10, 39 mắt (17,4%) có TL < 5/10. Ba mắt (1,3%) có TL < đếm ngón tay (ĐNT) 3m. Tình trạng nhược thị và lác: 43 mắt nhược thị chiếm 29,3%, có 29/115 bệnh nhân bị lác, chiếm tỷ lệ 25,2%. Kết luận: kết quả điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng Bevacizumab sau 5 năm là khả quan với 79% mắt bệnh thoái triển hoàn toàn sau điều trị, 82,6% mắt sau chỉnh kính có thị lực bình thường

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alon T, Hemo I, Itin A, Pe’er J, Stone J, Keshet E. Vascular endothelial growth factor acts as a survival factor for newly formed retinal vessels and has implications for retinopathy of prematurity. Nat Med. 1995;1(10):1024-1028.
2. Hakeem A, Mohamed G, Othman M. Retinopathy of prematurity: a study of prevalence and risk factors. Middle East Afr J Ophthalmol. 2012;19(3):289-294.
3. Mintz-Hittner H, Kennedy K, Chuang A, BEAT-ROP Cooperative Group. Efficacy of intravitreal bevacizumab for stage 3+ retinopathy of prematurity. N Engl J Med. 2011;364(7):603-615.
4. Wu WC, Yeh PT, Chen SN, Yang CM, Lai CC, Kuo HK. Effects and complications of bevacizumab use in patients with retinopathy of prematurity: a multicenter study in Taiwan. Ophthalmology. 2011;118(1):176-183.
5. Nguyễn Xuân Tịnh (2012), Điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non hình thái nặng bằng tiêm thuốc Bevacizumab (Avastin) nội nhãn - kết quả sau hơn một năm theo dõi. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. 2012(28).
6. Phan Đình Toàn (2012), Đặc điểm lâm sàng bệnh võng mạc trẻ đẻ non hình thái nặng và kết quả ban đầu điều trị bằng Avastin nội nhãn. Luận văn thạc sỹ nhãn khoa, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Murakami T, Sugiura Y, Okamoto F, et al. Comparison of 5-year safety and efficacy of laser photocoagulation and intravitreal bevacizumab injection in retinopathy of prematurity. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2021;259(9):2849-2855.
8. Chen YH, Chen SN, Lien RI, et al. Refractive errors after the use of bevacizumab for the treatment of retinopathy of prematurity: 2-year outcomes. Eye. 2014;28(9):1080-1087.
9. Isaac M, Mireskandari K, Fallaha N, et al. Long-term outcomes of type 1 retinopathy of prematurity following monotherapy with bevacizumab: a Canadian experience. Can J Ophthalmol. 2023;58(6):553-558.
10. Geloneck MM, Chuang AZ, Clark WL, et al. Refractive outcomes following bevacizumab monotherapy compared with conventional laser treatment: a randomized clinical trial. JAMA Ophthalmol. 2014;132(11):1327-1333.