MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ NẶNG CỦA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024

Nguyễn Minh Phương1, Võ Văn Thi1, Lê Hoàng Mỷ1, Lê Văn Minh1, Trần Trung Hậu1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 186 bệnh nhi ≤15 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh Tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Trẻ không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có liên quan đến mắc bệnh TCM nặng cao hơn nhóm bú sữa mẹ hoàn toàn (p=0,037). Các triệu chứng lâm sàng liên quan đến mắc bệnh TCM nặng bao gồm sốt ≥39OC (p<0,001), thời gian sốt >2 ngày (p=0,001), giật mình (p<0,001). Triệu chứng cận lâm sàng liên quan đến bệnh TCM nặng là tăng đường huyết ≥160 mg/dL (p=0,045). Kết luận: Bệnh tay chân miệng mức độ nặng ở trẻ em có liên quan đến một số yếu tố như không bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sốt ≥39OC, thời gian sốt >2 ngày, giật mình, tăng đường huyết ≥160 mg/dL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Thái Quang Hùng, Đinh Thanh Huề, Trần Đình Bình. Một số yếu tố nguy cơ của bệnh tay chân miệng nặng. Tạp chí Y Dược học. 2017. 6(6), doi: 10.34071/jmp.2016.6.18.
2. Vi Ngọc Linh, Khổng Thị Ngọc Mai. Đặc điểm và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của bệnh tay chân miệng ở trẻ em tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên. TNU Journal of Science and Technology. 2020. 225(11), 143-148.
3. Đỗ Quang Thành. Các yếu tố liên quan đến bệnh tay chân miệng nặng ở trẻ em. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020.
4. Nguyễn Kim Thư. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi rút gây bệnh Tay Chân Miệng tại Việt Nam. 2016.
5. Gonzalez G., Carr M.J. and Kobayashi M. Enterovirus-associated hand-foot and mouth disease and neurological complications in Japan and the rest of the world. International journal of molecular sciences. 2019. 20(20), 5201, https://doi.org/10.3390/ijms20205201.
6. Hsia S.H., Lin J.J., Chan O.W. Cardiopulmonary failure in children infected with Enterovirus A71. Journal of biomedical science. 2020. 27(1), 53, https://doi.org/10.1186/s12929-020-00650-1.
7. Peng Y., He W., Zheng Z., et al. Factors related to the mortality risk of severe hand, foot, and mouth diseases (HFMD): a 5-year hospital-based survey in Guangxi, Southern China. BMC Infect Dis. 2023. 23(1), 144, doi: 10.1186/ s12879-023-08109-y.
8. Sun B.J., Chen H.J., Chen Y., An X.D. and Zhou B.S. The risk factors of acquiring severe hand, foot, and mouth disease: a meta-analysis. Canadian Journal of Infectious Diseases and Medical Microbiology. 2018. 2018, https://doi. org/10.1155/2018/2751457.
9. Takahashi S., Metcalf C.J.E., Arima Y., et al. Epidemic dynamics, interactions and predictability of enteroviruses associated with hand, foot and mouth disease in Japan. Journal of the Royal Society Interface. 2018. 15(146), 20180507, https://doi.org/10.1098/rsif.2018.0507.