KẾT QUẢ KHÚC XẠ SAU 5 NĂM ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC TRẺ ĐẺ NON BẰNG TIÊM BEVACIZUMAB NỘI NHÃN TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Nguyễn Bá Trung1,, Lưu Thị Quỳnh Anh1, Nguyễn Xuân Tịnh2
1 Bệnh viện Nhi trung ương
2 Bệnh viện Mắt Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả khúc xạ 5 năm sau điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng tiêm Bevacizumab nội nhãn tại Bệnh viện Nhi trung ương. Nhận xét một số yếu tố liên quan đến kết quả khúc xạ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên bệnh nhân mắc bệnh võng mạc trẻ đẻ non hình thái 1 đã được điều trị bằng tiêm Bevacizumab nội nhãn tại Khoa Mắt, Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 02 năm 2018 trở về trước. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có hồi cứu trên 224 mắt của 115 bệnh nhân. Kết quả: Khúc xạ tương đương cầu trung bình là -1,72 ± 4,17D, bao gồm: 105 mắt cận thị (47,2%), độ cận thị trung bình là -3,69 ± 4,01D. 30 mắt viễn thị (13,6%), độ viễn thị trung bình là +2,08 ± 1,22D. Có 45 mắt cận thị cao, chiếm 20,2%. Có 7 mắt viễn thị cao, chiếm 3,2%. Kết luận: Tỷ lệ tật khúc xạ ở bệnh nhân bị bệnh võng mạc trẻ đẻ non sau điều trị tiêm nội nhãn cao (60,8%), chủ yếu là cận thị chiếm 47,2%. Có mối liên quan giữa cận thị với tuổi thai, cân nặng khi sinh và giai đoạn bệnh. Kiến nghị: Trẻ sau điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non bằng tiêm nội nhãn Bevacizumab cần đi khám sàng lọc thị lực định kỳ để phát hiện sớm và điều trị tật khúc xạ, tránh biến chứng nhược thị

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Alon T, Hemo I, Itin A, Pe’er J, Stone J, Keshet E. Vascular endothelial growth factor acts as a survival factor for newly formed retinal vessels and has implications for retinopathy of prematurity. Nat Med. 1995;1(10):1024-1028.
2. Hakeem A, Mohamed G, Othman M. Retinopathy of prematurity: a study of prevalence and risk factors. Middle East Afr J Ophthalmol. 2012;19(3):289-294.
3. Mintz-Hittner H, Kennedy K, Chuang A, BEAT-ROP Cooperative Group. Efficacy of intravitreal bevacizumab for stage 3+ retinopathy of prematurity. N Engl J Med. 2011;364(7):603-615.
4. Wu WC, Yeh PT, Chen SN, Yang CM, Lai CC, Kuo HK. Effects and complications of bevacizumab use in patients with retinopathy of prematurity: a multicenter study in Taiwan. Ophthalmology. 2011;118(1):176-183.
5. Wu WC, Kuo HK, Yeh PT, Yang CM, Lai CC, Chen SN. An updated study of the use of bevacizumab in the treatment of patients with prethreshold retinopathy of prematurity in taiwan. Am J Ophthalmol. 2013;155(1):150-158.e1
6. Murakami T, Sugiura Y, Okamoto F, et al. Comparison of 5-year safety and efficacy of laser photocoagulation and intravitreal bevacizumab injection in retinopathy of prematurity. Graefes Arch Clin Exp Ophthalmol. 2021;259(9):2849-2855.
7. Nguyễn Xuân Tịnh (2012), Điều trị bệnh võng mạc trẻ đẻ non hình thái nặng bằng tiêm thuốc Bevacizumab (Avastin) nội nhãn - kết quả sau hơn một năm theo dõi. Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. 2012(28).
8. Martínez-Castellanos MA, Schwartz S, Hernández-Rojas ML, et al. Long-term effect of antiangiogenic therapy for retinopathy of prematurity up to 5 years of follow-up. Retina. 2013;33(2):329-338.
9. Isaac M, Mireskandari K, Fallaha N, et al. Long-term outcomes of type 1 retinopathy of prematurity following monotherapy with bevacizumab: a Canadian experience. Can J Ophthalmol. 2023;58(6):553-558.