ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TÍNH CHẤT TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH Ở BỆNH NHÂN ≥75 TUỔI BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ST CHÊNH LÊN

Đặng Văn Minh1,, Vũ Điện Biên2, Nguyễn Ngọc Quang3, Nguyễn Tiến Dũng4, Lê Thị Hương Lan1
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 ệnh viện Trung ương Quân đội 108
3 Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai
4 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tính chất tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân ≥75 tuổi nhồi bị máu cơ tim cấp có ST chênh lên. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 104 bệnh nhân ≥75 tuổi, được chẩn đoán là NMCT cấp có ST chênh lên, có chỉ định CTĐMV qua da thì đầu tại Viện Tim mạch Việt Nam - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Hữu Nghị từ 2018-2023. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân từ 80-89 tuổi là 51,0%, ≥90 tuổi là 8,7%, nam là 64,4%. Tỉ lệ đau ngực điển hình là 63,4%; khó thở 89,4% và mệt 93,3%. Phân độ Killip độ III là 11,5% và độ IV là 1,9%. Nồng độ NT-proBNP là 3052,47±5499,18 ng/dl. Tỉ lệ nhịp xoang là 90,4%; rung nhĩ 8,7%, block nhĩ thất 9,6%. Nhồi máu vùng sau là 39,4%; trước vách là 38,5%. Tỉ lệ rối loạn vận động vùng chiếm 47,1%; EF <50,0% chiếm 33,7%. Tỉ lệ tổn thương 4 nhánh ĐMV là 3,8%; tổn thương 3 nhánh là 26,0% và tổn thương 2 nhánh là 38,5%. Vị trí tổn thương ở động mạch liên thất trước 81,7%; ĐMV phải 60,6%; động mạch mũ 46,2%. Tỉ lệ dòng chảy TIMI 0 trước can thiệp là 43,3%; TIMI 1 là 41,3% và TIMI 2 là 15,4%. Kết luận: Bệnh nhân ≥75 tuổi nhồi bị máu cơ tim cấp có ST chênh lên có tổn thương chủ yếu từ 2 nhánh trở lên và tổn thương chủ yếu là ở động mạch liên thất trước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hồ Thượng Dũng (2011), "Đặc điểm chụp mạch vành và kết quả can thiệp động mạch vành qua da ở bệnh nhân trên 75 tuổi tại bệnh viện Thống Nhất", Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 15 (Phụ bản của số 1), tr. 141-147.
2. Ngô Đức Kỷ, Nguyễn Huy Lợi, Trần Thị Anh Thơ, và cs. (2021), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên có can thiệp mạch vành qua da thì đầu ở Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An", Tạp chí Y học Việt Nam, 503 (2), tr. 243-246.
3. Nguyễn Huy Lợi, Phạm Mạnh Hùng, Dương Đình Chỉnh (2023), "Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả can thiệp động mạch vành qua da cấp cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An", Tạp chí Nghiên cứu Y học, 162 (1), tr. 237-246.
4. Nguyễn Văn Tân, Châu Văn Vinh, Lê Thị Kim Phượng, và cs. (2021), "Đặc điểm tổn thương động mạch vành ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên thành sau", Tạp chí Y học Việt Nam, 501 (4), tr. 13-17.
5. Fajemiroye J.O., da Cunha L.C., Saavedra-Rodríguez R., et al. (2018), "Aging-Induced Biological Changes and Cardiovascular Diseases", Biomed Res Int, 2018 pp. 7156435.