HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG NUÔI ĂN QUA ỐNG THÔNG MŨI DẠ DÀY BẰNG SÚP XAY CÓ CHỈ SỐ ĐƯỜNG HUYẾT THẤP TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đinh Trần Ngọc Mai1, Trương Quang Hoàng1, Lâm Vĩnh Niên1,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá khả năng dung nạp, hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và khả năng kiểm soát đường huyết của súp xay có chỉ số đường huyết thấp khi nuôi ăn qua ống thông bệnh nhân đái tháo đường. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên được thực hiện trên 70 bệnh nhân chia thành 2 nhóm, 35 bệnh nhân được sử dụng sản phẩm súp xay có chỉ số đường huyết thấp (LGI)  và 35 bệnh nhân sử dụng chế độ nuôi qua sonde thường quy dành cho bệnh nhân đái tháo đường (DS) cho bệnh nhân đái tháo đường của bệnh viện từ tháng 02/2023 đến tháng 09/2023. Kết quả: Trong tổng số 70 bệnh nhân, có 41% bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng, 41% suy dinh dưỡng vừa và 18% không suy dinh dưỡng. Khi so sánh về các đặc điểm chung thì không có sự khác biệt về phân bố tuổi, trọng lượng, chiều cao và tình trạng dinh dưỡng theo đánh giá SGA, NRS-2002 ở 2 nhóm nghiên cứu. Thời gian can thiệp dinh dưỡng trung bình là 10,06±3,92 ngày. Đối với nhóm sử dụng chế độ DS của bệnh viện, sự thay đổi pre-albumin máu trước và sau thời gian nuôi ăn không có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó, ở nhóm sử dụng sản phẩm súp xay LGI, pre-albumin máu tăng có ý nghĩa thống kê sau thời gian can thiệp. Kết luận: Sử dụng súp xay LGI nuôi ăn qua ống thông giúp cải thiện pre-albumin máu của bệnh nhân so với chế độ DS

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lan, N. T. H., Phương, Đỗ T. M. ., Huyền, N. T. K., Hiền, N. T. ., Thuý, P. M., & Hưng, N. T. (2021). Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm khẩu phần của người bệnh đái tháo đường type 2 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn năm 2019 - 2020. Tạp Chí Nghiên cứu Y học, 146(10), 130-139. https://doi.org/10.52852/tcncyh.v146i10.334
2. Alish, C. J., Garvey, W. T., Maki, K. C., Sacks, G. S., Hustead, D. S., Hegazi, R. A., & Mustad, V. A. (2010). A diabetes-specific enteral formula improves glycemic variability in patients with type 2 diabetes. Diabetes Technology & Therapeutics, 12(6), 419-425. http://dx.doi.org/10.1089/ dia.2009.0185 PMid:20470226.
3. Garber AJ, Handelsman Y, Grunberger G, Einhorn D, Abrahamson MJ, Barzilay JI, et al. Consensus statement by the american association of clinical endocrinologists and American college of endocrinology on the comprehensive type 2 diabetes management algorithm - 2020 executive summary. Endocr Pract (2020) 26(1):107–39. doi: 10.4158/CS-2019-0472
4. International Diabetes Federation. IDF Diabetes Atlas. 10th. Brussels, Belgium: (2021)
5. Laksir H, Lansink M, Regueme SC, de Vogel-van den Bosch J, Pfeiffer AFH, Bourdel-Marchasson I. Glycaemic response after intake of a high energy, high protein, diabetes-specific formula in older malnourished or at risk of malnutrition type 2 diabetes patients. Clin Nutr. 2018 Dec;37(6 Pt A):2084-2090. doi: 10.1016/ j.clnu.2017.09.027. Epub 2017 Oct 6. PMID: 29050650.
6. Nachum Vaisman, Mirian Lansink, Carlette H. Rouws, Katrien M. van Laere, R. Segal, Eva Niv, Tim E. Bowling, Dan L. Waitzberg, John E. Morley, Tube feeding with a diabetes-specific feed for 12 weeks improves glycaemic control in type 2 diabetes patients. Clinical Nutrition. Volume 28, Issue 5, 2009, Pages 549-555, ISSN 0261-5614, https://doi.org/10.1016/ j.clnu.2009.05.004.
7. Olveira-Fuster G, Gonzalo-Marín M (2005) Fórmulas de nutrición enteral para personas con diabetes mellitus. Endocrinol Nutr 52: 516-524.