ÀNH VI CỦA LÁI XE KHÁCH ĐƯỜNG DÀI VÀ TAI NẠN GIAO THÔNG

Thu Hà Nguyễn 1,, Đức Sơn Nguyễn 1
1 Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm hiểu một số yếu tố hành vi của lái xe khách đường dài và mối liên quan với tai nạn giao thông. 200 nam lái xe khách đường dài tuyến cố định liên tỉnh với tuổi đời trung bình là 40,9±5,6 tuổi và tuổi nghề trung bình là 12,4±5,6 năm đã tham gia nghiên cứu. Các lái xe được phân tích đặc điểm công việc; điều tra, đánh giá hành vi theo thang DBQ (Driver Behaviour Questionnair có chỉnh sửa) và hồi cứu số liệu  tai nạn giao thông trong 3 năm liên tục tại doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Công việc của lái xe khách đường dài gây căng thẳng thần kinh tâm lý, thời gian lao động kéo dài, chế độ thay ca không ổn định, thường xuyên phải lái đêm, làm việc trong tư thế bất lợi (phải ngồi lâu trong thời gian dài)… Các hành vi của lái xe: 52,5% mệt mỏi; 30,0% kiểm soát nguy cơ không tốt; 42,5% kém thư giãn; 44,5% kém kiên nhẫn; 35,0% lo lắng khi lái xe. Nguy cơ tai nạn giao thông ở nhóm lái xe khách đường dài có biểu hiện trạng thái mệt mỏi cao gấp 2,1 lần so với nhóm không có biểu hiện trạng thái mệt mỏi (95%CI=1,0-4,4); có điểm kiểm soát nguy cơ không tốt cao gấp 3,4 lần so với nhóm có điểm kiểm soát nguy cơ tốt (95%CI=1,6-7,2); điểm kiên nhẫn khi lái xe không tốt cao gấp 4,7 lần so với nhóm có điểm kiên nhẫn khi lái xe tốt (95%CI=2,0-11,3) với p <0.05; p<0,01 and p<0,001. Các tác giả khuyến nghị cần áp dụng giải pháp kiểm soát hành vi lái xe góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alavi SS, Mohammadi M, Soori H et al (2016). Iranian Version of Manchester Driving Behavior Questionnaire (MDBQ): Psychometric ‎Properties. Iran J Psychiatry. 2016 Jan; 11(1):37-42
2. Bener A, Verjee M, Dafeeah EE, Yousafzai MT et al (2013). A cross "ethnical" comparison of the Driver Behaviour Questionnaire (DBQ) in an economically fast developing country. Glob J Health Sci. 2013 May 12;5(4):165-75
3. Kamari Ghanavati F, Jahangiri M, Khalifeh M et al (2018). “The effect of biological rhythms and personality traits on the incidence of unsafe behaviors among bus drivers in Shiraz, Iran”. J Inj Violence Res. 2018 Jan;10(1):3-10.
4. Koppel S, Stephens AN, Charlton JL et al (2018). “The Driver Behaviour Questionnaire for older drivers: Do errors, violations and lapses change over time?”. Accid Anal Prev. 2018 Feb 5;113:171-178.
5. Pourabdian S, Azmoon H (2013). The Relationship between Trait Anxiety and Driving Behavior with Regard to Self-reported Iranian Accident Involving Drivers. Int J Prev Med. 2013 Oct;4(10):1115-21.
6. Qu W, Zhang Q, Zhao W et al (2016), Validation of the Driver Stress Inventory in China: Relationship with dangerous driving behaviors, Accid Anal Prev. 2016 Feb;87:50-8. Epub 2015 Nov 29.