TẦN SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ ĐỘC LỰC CỦA HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN VIÊM DẠ DÀY MẠN

Hồng Khánh Phạm 1, Thị Huyền Trang Trần 2, Quang Duật Nguyễn 1, Văn Khiên Vũ 2,
1 Bệnh viện 103- Học viện Quân y
2 Bệnh viện TWQĐ 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm H. pylori đã được khẳng định là nguyên nhân chủ yếu gây viêm dạ dày mạn và loét dạ dày - tá tràng và đặc biệt là ung thư dạ dày. Mục tiêu: Nghiên cứu về tần tần suất nhiễm H. pylori và tỷ lệ cagA, vacA ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Đối tượng & phương pháp: Chẩn đoán VDDM dựa trên nội soi và mô bệnh học. Chẩn đoán nhiễm H. pylori dựa trên: Nuôi cấy, mô bệnh học và CLO test. Xét nghiệm cagA và vacA bằng kỹ thuật PCR tại khoa Sinh học phân tử- Bệnh viện TWQĐ 108. Kết quả: Có 121 bệnh nhân VDDM được đưa vào nghiên cứu, với tuổi trung bình là: 45,2 ± 11,8 (18-78 tuổi), tỷ lệ: nữ/nam = 1,16. Tỷ lệ H. pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn là: 77/121 (63,7%). Tỷ lệ cagA dương tính đạt: 70/71 (98,6%), trong đó tỷ lệ  cagA Đông Á chiếm: 67/71 (94,4%). Tỷ lệ vacAs1 chiếm: 71/71 (100%). Phân bố các týp vacA:  vacAs1 m1, vacAs1 m2 và vacA i1 chiếm tỷ lệ tương ứng là: 46,5%; 50,7% và 94,4%. Kết luận: Tỷ lệ các gen vacA, cagA tăng cao hơn ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn có nhiễm Helicobacter pylori.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Yamaoka Y. Mechanisms of disease: Helicobacter pylori virulence factors. Nat Rev Gastroenterol Hepatol 2010;7(11): 629-641
2. Uchida T, Kanada R, Tsukamoto Y, et al. Immunohistochemical diagnosis of the cagA-gen genotype of Helicobacter pylori with anti-East Asian CagA-specific antibody. Cancer Sci 2007;98(4): 521-528.
3. Nguyễn Quang Chung. (2010). Nghiên cứu lâm sàng, nội soi, mô bệnh học, giai đoạn viêm dạ dày và số lượng lymphô bào T, B của viêm dạ dày mạn trước và sau diệt Helicobacter pylori. Luận án Tiến sĩ Y học (2010)- Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược Lâm sàng 108, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Thịnh. Nghiên cứu tình trạng nhiễm Helicobacter pylori, một số vi khuẩn kỵ khí khác và những tổn thương niêm mạc dạ dày trong viêm dạ dày mạn, Luận án Tiến sỹ Y học (2010), Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108, Hà Nội.
5. Quách Trọng Đức. Mối liên quan giữa teo niêm mạc dạ dày nội soi theo phân loại Kimura - Takemoto với các tổn thương tiền ung thư trong bệnh viêm dạ dày mạn. Luận án Tiến sĩ Y học (2011)- Trường Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh
6. Hồ Đăng Quý Dũng. Nghiên cứu các týp cag A, vacA của Helicobacter pylori và mối liên quan với nồng độ gastrin, pepsinogen và mô bệnh học của viêm dạ dày mạn. Luận án Tiến sỹ Y học -2011- Viện NCKH Y-Dược Lâm sàng 108
7. Tran Thanh Binh, Vu Van Khien, Yoshio Yamaoka, et al. Molecular epidemiology of Helicobacter pylori infection in a minor Ethnic group of Vietnam: A multiethnic, population based study. International Journal of Molecular Sciences 2018;19(3): 708-715
8. Lê Quang Tâm, Bùi Hữu Hoàng (2012). Viêm loét dạ dày-tá tràng và nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân dân tộc Ê Đê tại Bệnh viện tỉnh Đắk Lắk. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 2012;16(2): 58-67