ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG THỌ, AN LÃO, HẢI PHÒNG, NĂM 2017
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ dưới 5 tuổi tại Trường Thọ, An Lão năm 2017 và mô tả 1 số triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng: là trẻ em ≤ 60 tháng sinh ra và có hộ khẩu thường trú tại xã Trường Thọ huyện An Lão. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ trẻ trai là 54,8% cao hơn trẻ gái là 45,2%, tỷ lệ trai/gái là 1,2. Lứa tuổi từ 24- 60 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 75,44%. Tỷ lệ thiếu/hụt Vitamin D ở trẻ là 93,86%, trong đó trẻ trai là 54,21% cao hơn trẻ gái là 45,79%. Tỷ lệ trẻ thiếu/hụt Vitamin D cao nhất là ở lứa tuổi từ 24- 60 tháng (76,17%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi khám sàng lọc dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã phát hiện 123 trẻ có biểu hiện quấy khóc (53,95%), trẻ có dấu hiệu ngủ không yên giấc, giật mình là 124 trẻ (54,39%), trẻ có dấu hiệu vã mồ hôi, rụng tóc là 124 trẻ (54,39%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu vitamin D, hụt vitamin D, còi xương
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Sơn (2000), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ còi xương dinh dưỡng ở trẻ em dưới 3 tuổi tại một số vùng miền núi phía Bắc và hiệu quả điều trị bằng vitamin D liều thấp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Arnaud Laillou et al (2013), "Hypovitaminosis D and Mild Hypocalcaemia Are Highly Prevalent among Young Vietnamese Children and Women and Related to Low Dietary Intake", PLoS ONE. 8(5): e63979. (doi:10.1371/journal.pone.0063979 ).
4. N. Binkley, R. Ramamurthy và D. Krueger (2012), "Low vitamin D status: definition, prevalence, consequences, and correction", Rheum Dis Clin North Am. 38(1), tr. 45-59.
5. Bener A; Al-Ali M and Hoffmann GF (2009), "Vitamin D deficiency in healthy children in a sunny country: associated factors", Int J Food Sci Nutr. 60 (5): 60-70( doi: 10.1080/09637480802400487).
6. M. Hewison (2012), "Vitamin D and the immune system: new perspectives on an old theme", Rheum Dis Clin North Am. 38(1), tr. 125-39.
7. M. Peterlik và các cộng sự. (2009), "Vitamin D and calcium insufficiency-related chronic diseases: an emerging world-wide public health problem", Int J Environ Res Public Health. 6(10), tr. 2585-607.
8. Jonathan M, Mansbach và Adit A (2009), "Serum 25-Hydroxyvitamin D Levels Among US Children Aged 1 to 11 Years: Do Children Need More Vitamin D", Pediatrics. 124;1404-1410.
9. Strand MA et al (2007), "Diagnosis of rickets and reassessment of prevalence among rural children in northern China", Pediatr Int. 49 (2): 202- 209.