ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG CỦA BỆNH THIẾU VITAMIN D Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI TẠI TRƯỜNG THỌ, AN LÃO, HẢI PHÒNG, NĂM 2017

Thị Ngọc Yến Nguyễn 1,, Thị Thủy Vũ 1, Văn Thức Đinh 2
1 Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ dưới 5 tuổi tại Trường Thọ, An Lão năm 2017 và mô tả 1 số triệu chứng lâm sàng của bệnh còi xương ở đối tượng nghiên cứu. Đối tượng: là trẻ em ≤ 60 tháng sinh ra và có hộ khẩu thường trú tại xã Trường Thọ huyện An Lão. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang và hồi cứu. Kết quả và kết luận: Tỷ lệ trẻ trai là 54,8% cao hơn trẻ gái là 45,2%, tỷ lệ trai/gái là 1,2. Lứa tuổi từ 24- 60 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 75,44%.  Tỷ lệ thiếu/hụt Vitamin D ở trẻ là 93,86%, trong đó trẻ trai là 54,21% cao hơn trẻ gái là 45,79%. Tỷ lệ trẻ thiếu/hụt Vitamin D cao nhất là ở lứa tuổi từ 24- 60 tháng (76,17%). Trong nghiên cứu của chúng tôi, khi khám sàng lọc dựa vào các triệu chứng lâm sàng đã phát hiện 123 trẻ có biểu hiện quấy khóc (53,95%), trẻ có dấu hiệu ngủ không yên giấc, giật mình là 124 trẻ (54,39%), trẻ có dấu hiệu vã mồ hôi, rụng tóc là 124 trẻ (54,39%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Thu Hiền và cộng sự (2012), "Tỷ lệ thiếu Vitamin D và một số yếu tố liên quan ở trẻ em 1 đến 6 tháng tuổi tại Hà Nội", Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 8 (4), tr. 8 - 16.
2. Nguyễn Văn Sơn (2000), Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ còi xương dinh dưỡng ở trẻ em dưới 3 tuổi tại một số vùng miền núi phía Bắc và hiệu quả điều trị bằng vitamin D liều thấp, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Y Hà Nội.
3. Arnaud Laillou et al (2013), "Hypovitaminosis D and Mild Hypocalcaemia Are Highly Prevalent among Young Vietnamese Children and Women and Related to Low Dietary Intake", PLoS ONE. 8(5): e63979. (doi:10.1371/journal.pone.0063979 ).
4. N. Binkley, R. Ramamurthy và D. Krueger (2012), "Low vitamin D status: definition, prevalence, consequences, and correction", Rheum Dis Clin North Am. 38(1), tr. 45-59.
5. Bener A; Al-Ali M and Hoffmann GF (2009), "Vitamin D deficiency in healthy children in a sunny country: associated factors", Int J Food Sci Nutr. 60 (5): 60-70( doi: 10.1080/09637480802400487).
6. M. Hewison (2012), "Vitamin D and the immune system: new perspectives on an old theme", Rheum Dis Clin North Am. 38(1), tr. 125-39.
7. M. Peterlik và các cộng sự. (2009), "Vitamin D and calcium insufficiency-related chronic diseases: an emerging world-wide public health problem", Int J Environ Res Public Health. 6(10), tr. 2585-607.
8. Jonathan M, Mansbach và Adit A (2009), "Serum 25-Hydroxyvitamin D Levels Among US Children Aged 1 to 11 Years: Do Children Need More Vitamin D", Pediatrics. 124;1404-1410.
9. Strand MA et al (2007), "Diagnosis of rickets and reassessment of prevalence among rural children in northern China", Pediatr Int. 49 (2): 202- 209.