GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TIỀN SẢN GIẬT, SẢN GIẬT CỦA PlGF VÀ PAPP-A Ở NHÓM CÓ YẾU TỐ NGUY CƠ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HẢI PHÒNG

Vũ Dũng Lưu 1,2,, Thị Thu Trang Phạm 2, Văn Tâm Vũ 1,2
1 Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
2 Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát giá trị tiên lượng tiền sản giật, sản giật của test PlGF và PAPP - A ở nhóm có yếu tố nguy cơ tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng (07/2019- 09/2020). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 170 thai phụ được chẩn đoán nguy cơ tiền sản giật đến khám, quản lý và kết thúc thai kỳ tại Bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng. Phương pháp: mô tả cắt ngang, hồi cứu. Kết quả: 16/170 trường hợp là dương tính với test dự báo nguy cơ bị tiền sản giật chiếm 9,4%. Giá trị PAPP-A trung bình của nhóm tiền sản giật là 2,23 ± 0,59, điểm cut-off của giá trị PAPP-A tiên lượng tiền sản giật là ≤ 2,45 MOM, độ nhạy: 66,7 %; độ đặc hiệu: 75,5%. Nhóm sản phụ có giá trị PAPP - A ≤ 2,45 MOM có nguy mắc tiền sản giật lớn hơn 6,1 lần so với nhóm sản phụ có giá trị PAPP - A > 2,45. Giá trị trung bình của PlGF ở nhóm sản phụ có tiền sản giật là 38,3 ± 10 pg/mL, điểm cut - off của giá trị PlGF tiên lượng tiền sản giật là ≤ 35,5 pg/mL, độ nhạy: 66,7%; độ đặc hiệu: 78,4%, nhóm sản phụ có giá trị PlGF ≤ 35,5pg/mL có nguy mắc tiền sản giật lớn hơn 6,7 lần so với nhóm sản phụ có giá trị PlGF > 35,5 pg/mL. Kết luận: Nhóm sản phụ có giá trị PAPP - A ≤ 2,45 MOM có nguy mắc tiền sản giật lớn hơn 6,1 lần so với nhóm sản phụ có giá trị PAPP - A > 2,45. Nhóm sản phụ có giá trị PlGF ≤ 35,5pg/mL có nguy mắc tiền sản giật lớn hơn 6,7 lần so với nhóm sản phụ có giá trị PlGF > 35,5 pg/mL

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1 Obstetricians A. C., Gynecologists (2019), "Gestational hypertension and preeclampsia. ACOG Practice bulletin no. 202", Obstet Gynecol, 133, pp. 211-218.
2. Spencer K., Cowans N., Chefetz I., et al. (2007), "First‐trimester maternal serum PP‐13, PAPP‐A and second‐trimester uterine artery Doppler pulsatility index as markers of pre‐eclampsia", Ultrasound in Obstetrics and Gynecology: The Official Journal of the International Society of Ultrasound in Obstetrics and Gynecology, 29 (2), pp. 128-134.
3. Poon L., Kametas N., Chelemen T., et al. (2010), "Maternal risk factors for hypertensive disorders in pregnancy: a multivariate approach", Journal of human hypertension, 24 (2), pp. 104-110.
4. Parra‐Cordero M., Rodrigo R., Barja P., et al. (2013), "Prediction of early and late pre‐eclampsia from maternal characteristics, uterine artery Doppler and markers of vasculogenesis during first trimester of pregnancy", Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 41 (5), pp. 538-544.
5. Bodnar L. M., Ness R. B., Markovic N., et al. (2005), "The risk of preeclampsia rises with increasing prepregnancy body mass index", Annals of epidemiology, 15 (7), pp. 475-482.
6. Sohlberg S., Stephansson O., Cnattingius S., et al. (2012), "Maternal body mass index, height, and risks of preeclampsia", American journal of hypertension, 25 (1), pp. 120-125.
7. Bartsch E., Medcalf K. E., Park A. L., et al. (2016), "Clinical risk factors for pre-eclampsia determined in early pregnancy: systematic review and meta- analysis of large cohort studies", Bmj, 353.
8. Organization W. H. (1995), "Physical status: The use of and interpretation of anthropometry, Report of a WHO Expert Committee".
9. Velauthar L., Plana M., Kalidindi M., et al. (2014), "First‐trimester uterine artery Doppler and adverse pregnancy outcome: a meta‐analysis involving 55 974 women", Ultrasound in Obstetrics & Gynecology, 43 (5), pp. 500-507.