ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TĂNG TIẾT MỒ HÔI TAY CHÂN VÀ KẾT QUẢ THUỐC HB TRONG ĐIỀU TRỊ

Thị Thanh Tú Nguyễn 1,, Tuyết Trang Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân và đánh giá kết quả của thuốc HB trong điều trị. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng trên 50 bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân, so sánh kết quả sau và trước điều trị. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 24,02 ± 7,59 (tuổi), nữ nhiều hơn nam, tuổi khởi phát bệnh dưới 12 tuổi chiếm đa số (76%). Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân có tần suất ra mồ hôi mức độ luôn luôn là 40,0%  giảm còn 16,0%, mức độ thường xuyên là 54,0% giảm còn 18,0% (p < 0,05). Mức tăng tiết mồ hôi ở độ 3 (50,0%) và độ 4 (16,0%) lần lượt giảm còn 12,0% và 4,0% (p < 0,05). Ảnh hưởng của tăng tiết mồ hôi tay chân tới chất lượng cuộc sống: có 16,0% số bệnh nhân giảm 80,0% triệu chứng bệnh và 58,0% số bệnh nhân giảm được 50,0% triệu chứng bệnh. Kết luận: Thuốc HB có tác dụng cải thiện các triệu trứng lâm sàng của bệnh nhân tăng tiết mồ hôi tay chân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đặng Nguyên Kha, Bùi Đức Phú (2008). Đánh giá kết quả điều trị chứng tăng tiết mồ hôi tay bằng phẫu thuật nội soi cắt hạch giao cảm ngực. Tạp chí phẫu thuật tim mạch và lồng ngực, số 1, tr 23-27
2. Nguyễn Nhược Kim (2012). Bệnh tăng tiết mồ hôi. Bệnh học nội khoa y học cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 169 - 174.
3. Trần Ngọc Lương (2004). Kết quả bước đầu qua 131 trường hợp đốt hạch giao cảm nội soi qua lồng ngực để chữa chứng ra mồ hôi tay. Tạp chí thông tin y dược học, 9, 33-37.
4. Hồ Nam (2007). Hậu quả không mong muốn của phẫu thuật nội soi cắt giao cảm ngực điều trị tăng tiết mồ hôi tay. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 11, Số 2, 74.
5. Nguyễn Thiên Quyến và Đào Trọng Cường (2013). Chứng chân tay ra mồ hôi. Chẩn đoán phân biệt chứng trạng trong Đông y. Nhà xuất bản văn hóa dân tộc, Hà Nội, 91- 94.
6. Trần Hữu Vinh (2009). Nghiên cứu ứng dụng phương pháp đốt hạch giao cảm ngực qua nội soi để điều trị chứng ra mồ hôi tay và nách, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Alaa HAl-Farhan (2014). Evaluation of Botox treatment for patients with primary axillary hyperhidrosis in Basrah. Basrah Journal, Bas J Surg, June, 20.
8. Haider A. (2005). Focal hyperhidrosis: diagnosis and management. CMAJ, 172(1), 69 - 75.
9. Strutton DR, Kowalski JW, Glaser DA, Stang PE (2004). US prevalence of hyperhidrosis and impact on individuals with axillary hyperhidrosis: results from a national survey. J Am Acad Dermatol, 51(2), 241- 8.