KINH NGHIỆM VÀ CẢM NHẬN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TUYẾN ĐẦU KHI CHĂM SÓC NGƯỜI NHIỄM SARS-CoV-2 TẠI CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ COVID-19

Thị Thùy Dung Phạm 1, Xuân Viện Đỗ 2, Minh Thúy Vũ 1, Thị Hồng Anh Nguyễn 1,
1 Đại học Phenikaa, Hà Nội
2 Bệnh viện quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Việt Nam là một quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Kinh nghiệm và thành tựu trong phòng chống dịch SARS trước đây đã giúp Việt Nam có những quyết sách ứng phó kịp thời và hiệu quả với COVID-19 nhưng đại dịch vẫn đặt gánh nặng lớn lên vai các điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh. Mục tiêu: Tìm hiểu kinh nghiệm và cảm nhận của điều dưỡng viên tuyến đầu, những người trực tiếp chăm sóc cho người nhiễm SARS-CoV-2. Phương pháp: Nghiên cứu định tính mô tả, được thực hiện trong thời gian từ tháng 10/2020 đến tháng 3/2021. Số liệu được thu thập thông qua 13 cuộc phỏng vấn sâu bán cấu trúc với các điều dưỡng tuyến đầu tại hai cơ sở điều trị người nhiễm SARS-CoV-2. Số liệu được ghi âm, gỡ băng và làm sạch rồi đưa vào phân tích theo phương pháp phân tích nội dung. Kết quả: Có bốn chủ đề chính được hình thành từ nghiên cứu, đó là (1) lo sợ bị lây nhiễm & bị kỳ thị, (2) cảm giác không an toàn, (3) vấn đề tâm lý/tâm thần, và (4) gia tăng lòng yêu nước. Kết luận: Mặc dù COVID-19 là một dịch bệnh nguy hiểm với nhiều tác động tiêu cực, chăm sóc bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là một trải nghiệm mới với điều dưỡng. Bảo vệ điều dưỡng và kiến tạo môi trường làm việc an toàn là cần thiết, cũng như nâng cao biện pháp giảm thiểu vấn đề tâm lý, tinh thần cho họ khi đại dịch tiếp diễn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bagcchi S. (2020). Stigma during the COVID-19 pandemic. The Lancet Infectious Diseases.; 20(7): 782. pmid:32592670
2. Duong DM và cộng sự (2020). Controlling the COVID-19 Pandemic in Vietnam: Lessons From a Limited Resource Country. Asia Pacific Journal of Public Health, vol 32(4), page 161-162.
3. Fernandez R. và cộng sự (2020). Implications for COVID-19: a systematic review of nurses’ experiences of working in acute care hospital settings during a respiratory pandemic. International Journal of Nursing Studies. DOI: 10.1016/j.ijnurstu.2020.103637
4. Maben J. và Bridges J. (2020). Covid‐19: Supporting nurses’ psychological and mental health. Journal of clinical nursing, pmid:32320509
5. Quach H-L. và Hoang N-A. (2020). COVID-19 in Vietnam: A lesson of pre-preparation. Journal of Clinical Virology, volume 127, 104379
6. Rupar M. và cộng sự (2017). Is Patriotism Helpful to Fight the Crisis? The Role of Constructive Patriotism, Conventional Patriotism, and Glorification Amid the COVID-19 Pandemic. Jagiellonian University, Poland. file:///C:/Users/nthon/OneDrive/Desktop/Patriotism_in_the_time_of_crisis.pdf
7. Tong A. và cộng sự (2007). Consolidated criteria for reporting qualitative research (COREQ): a 32-item checklist for interviews and focus groups. International Journal for Quality in Health Care, Volume 19, Issue 6, December 2007, Pages 349–357
8. Tổ chức Y tế Thế giới (2020). WHO calls for healthy, safe and decent working conditions for all health workers, amidst COVID-19 pandemic. https://www.who.int/news-room/detail/28-04-2020-who-calls-for-healthy-safe-and-decent-working-conditions-for-all-health-workers-amidst-covid-19-pandemic
9. Tổ chức Y tế Thế giới (2022). WHO Coronavirus (COVID-19) Dashboard. https://covid19.who.int/ (truy cập ngày 20/3/2022)
10. Yin X. và Zeng L., (2020). A study on the psychological needs of nurses caring for patients with coronavirus disease 2019 from the perspective of the existence, relatedness, and growth theory. International Journal of Nursing Sciences. 2020. https://doi.org/10.1016/j.ijnss.2020.04.002