THỰC TRẠNG KIẾN THỨC GIẤC NGỦ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH NĂM 2019

Thị Huế Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Số liệu được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp 148 người bệnh tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định với phương pháp điều tra cắt ngang nhằm mô tả thực trạng kiến thức giấc ngủ của người bệnh tăng huyết áp. Kết quả có 49,3% bệnh nhân là nam và 50,7% bệnh nhân là nữ; 68,2% đối tượng từ 60 tuổi trở lên, 75% trình độ học vấn từ trung học cơ sở  trở xuống và 68,2% đối tượng là nông dân. Kiến thức về giấc ngủ của người bệnh còn nhiều hạn chế, trong đó: 4,1% kiến thức mức tốt; 29%  kiến thức mức trung bình và  66,9%  kiến thức mức kém. Nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải nâng cao kiến thức về giấc ngủ cho người bệnh tăng huyết áp thông qua các chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe khác nhau, từ đó hướng tới mục đích tăng cường chất lượng cuộc sống cho nhóm đối tượng này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Minh Phượng, Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016, Luận văn Thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
2. Gangwisch JE. Epidemiological evidence for the links between sleep, circadian rhythms and metabolism. Published in final edited form as: Obes Rev 2009;10 (Suppl 2):37–45
3. Julie GALLASCH and Michael GRADISAR. Relationships between sleep knowledge, sleep practice and sleep quality. Sleep and Biological Rhythms2007;5:63–73doi:10.1111/j.1479-8425.2006.00248
4. Li L., Li L., Chai J.-X. et al. Prevalence of Poor Sleep Quality in Patients With Hypertension in China: A Meta-analysis of Comparative Studies and Epidemiological Surveys. Front Psychiatry,
5. Lillehei A, Halcon L, Gross C, Savik K, Reis R. Well-being and self-assessment of change: secondary analysis of an RCT that demonstrated benefit of inhaled lavender and sleep hygiene in college students with sleep problems. EXPLORE: The Journal of Science and Healing. 2016;12(6):427–435.
6. Li J, Zhou K, Li X, et al. Mediator effect of sleep hygiene practices on relationships between sleep quality and other sleep-related factors in Chinese Mainland university students. Behav Sleep Med. 2014;14(1):85–99. https://doi.org/10.1080/ 15402002.2014.954116
7. M Alshahrani, Y Al Turki Sleep hygiene awareness: Its relation to sleep quality among medical students in King Saud University, Riyadh, Saudi Arabia. 2019 -cbi.nlm.nih.gov
8. N. Yahia, C. Brown, S. Potter, et al. Night eating syndrome and its association with weight status, physical activity, eating habits, smoking status, and sleep patterns among college students. Eating and Weight Disorders Bulimia Obesity, 22 (3) (2017), pp. 421-433.
9. US Department of Health & Human Services. Causes of High Blood Pressure. Updated: September 10, 2015. Available from http://www.nhlbi.nih.gov/health/health-topics/topics/hbp/causes
10. Vargas I, Lopez-Duran N. Dissecting the impact of sleep and stress on the cortisol awakening response in young adults. Psychoneuroendocrinology. 2014;40:10–16.