NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC VÀ MỘT SỐ DẤU ẤN HÓA MÔ MIỄN DỊCH CỦA U THẦN KINH ĐỆM LAN TỎA CỦA NÃO THEO PHÂN LOẠI CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI NĂM 2007

Sỹ Lánh Nguyễn1,, Phúc Cương Nguyễn 1, Thúy Hương Nguyễn 2
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các típ mô bệnh học u thần kinh đệm lan tỏa của não theo WHO 2007 và tìm mối liên quan giữa sự bộc lộ một số dấu ấn hóa mô miễn dịch với típ mô bệnh học và độ mô học. Vật liệu nghiên cứu: Bệnh phẩm, tiêu bản khối nến từ các trường hợp mổ u não tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 1/2020. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Chẩn đoán, phân loại và phân độ u não dựa theo phân loại của tổ chức y tế thế giới 2007. Phân tích đặc điểm phân bố về giới, tuổi. Hình ảnh mô bệnh học, độ ác tính của u não đánh giá theo thang độ ác tính. Khảo sát một số yếu tố hóa mô miễn dịch trong u não và mối liên quan đến độ ác tính như: IDH1, Ki67 và P53. Kết quả: Có 216 bệnh nhân từ 20-79 tuổi, nhóm 30 - 40 tuổi chiếm 25,5%, nam/nữ =1,16/1. Ba nhóm UTKĐLT của não thường gặp là: UNBTKĐ (38%), USB giảm biệt hóa (14,3%) và UTBTKĐ ít nhánh giảm biệt hóa (13,4%). Gặp nhiều nhất là độ 4 chiếm 38%. U thần kinh đệm lan tỏa độ 3 chiếm 35,6%, xếp thứ hai. U TKĐ lan tỏa độ 2 chiếm tỷ lệ ít nhất là 26,4%. Tỷ lệ bộc lộ Ki67 với u sao bào lan tỏa độ 2 là: 3,8±1,57, độ 3 là: 14,6±6,01 và độ 4 là: 32,4±12,90. Tỷ lệ bộc lộ IDH1 với u TKĐ độ 2 là cao nhất chiếm 89,5%. Tỷ lệ bộc lộ IDH1 với u TKĐ độ 4 là thấp nhất chiếm 31,7%. Tình trạng bộc lộ dấu ấn P53 của U nguyên bào thần kinh đệm là cao nhất 81,7%. Tình trạng bộc lộ dấu ấn P53 của u TKĐ lan tỏa độ 2 là thấp nhất chiếm 54,4%. Kết luận: UTKDLT gặp ở cả 2 giới, tỷ lệ nam/nữ =1.16/1, độ tuổi gặp nhiều nhất 30-40. Ba nhóm u não chính thường gặp là: UNBTKĐ, USB giảm biệt hóa và UTBTKĐ ít nhánh giảm biệt hóa. Độ mô học chiếm tỷ lệ cao nhất là độ 4 với 38%. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn IDH1 gặp nhiều nhất ở độ 2 với 89,5%. Tỷ lệ bộc lộ dấu ấn P53 gặp nhiều nhất ở độ 4 với 81,7%. Tỷ lệ bộc lộ Ki67 với u sao bào lan tỏa độ 2 là: 3,8±1,57, độ 3 là: 14,6±6,01 và độ 4 là: 32,4±12,90

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: A Cancer Journal for Clinicians. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Trần Minh Thông (2007). Đặc điểm giải phẫu bệnh của 1187 ca u sao bào. Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh;11(3):41-46.
3. Nguyễn Phúc Cương, Nguyễn Sỹ Lánh (2001) Nghiên cứu áp dụng phân loại mới các u thần kinh đệm vào chẩn đoán mô bệnh học. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học tập II, 2001, 241-245.
4. Hoàng Anh Vũ, Đỗ Phú Quang, Trần Minh Thông. Phát hiện đột biến p.R132H của gen IDH1 trong u thần kinh đệm bằng kỹ thuật ASO-PCR. Y học TP Hồ Chí Minh. 2015;19(5):281-285.
5. Phạm Tuấn Dũng (2017). Nghiên cứu giá trị của cộng hưởng từ tưới máu và cộng hưởng từ phổ trong chẩn đoán một số u thần kinh đệm trên lều ở người lớn. Luận án thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
6. Khalid H, Shibata S, Kishikawa M, Yasunaga A, Iseki M, Hiura T. Immunohistochemical analysis of progesterone receptor and Ki-67 labeling index in astrocytic tumors. Cancer. 1997;80(11):2133-2140.
7. Wakimoto H, Aoyagi M, Nakayama T, et al. Prognostic significance of Ki-67 labeling indices obtained using MIB-1 monoclonal antibody in patients with supratentorial astrocytomas. Cancer. 1996;77(2):373-380.
8. Byreddy VR, Sreelakshmi I, N EA. Role of Ki 67 immunostaining as an adjunct to differentiate low grade and high-grade Gliomas. IOSR Dent Med Sci (IOSR-JDMS) 2018;17: 11–7.
9. Leeper HE, Caron AA, Decker PA, Jenkins RB, Lachance DH, Giannini C. IDH mutation, 1p19q codeletion and ATRX loss in WHO grade II gliomas. Oncotarget. 2015;6(30):30295-30305.
10. Sipayya V, Sharma I, Sharma KC, Singh A. Immunohistochemical expression of IDH1 in gliomas: a tissue microarray-based approach. J Cancer Res Ther. 2012;8(4):598-601.