KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT BÁN PHẦN XA DẠ DÀY, NẠO VÉT HẠCH D2, MIỆNG NỐI BILLROTH I TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN DẠ DÀY

Đức Duy Nguyễn 1,, Đại Mạnh Trần 1, Duy Thanh Nguyễn 1, Văn Bình Phạm 1, Xuân Hùng Nguyễn 2
1 Bệnh viện K
2 Bệnh Viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ung thư dạ dày (UTDD) là bệnh lý ung thư thường gặp, và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư. Mục tiêu: kết quả sớm phẫu thuật cắt bán phần xa dạ dày nạo vét hạch D2, miệng nối Billroth I trong điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày, tại khoa Ngoại Bụng 1 Bệnh Viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: hồi cứu kết hợp với tiến cứu mô tả 30 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến dạ dày, được phẫu thuật cắt bán phần xa dạ dày vét hạch D2, miệng nối Billroth I từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022 tại Khoa Ngoại bụng 1 bệnh viện K. Kết quả: Qua nghiên cứu đánh giá ở 30 bệnh nhân, chúng tôi thấy nhóm tuổi trên 60 hay gặp nhất chiếm 53,3%. Tỷ lệ mắc ở nam cao hơn nữ, chiếm 60%. Thời gian mổ trung bình là 143 phút, Min là 120, Max là 200 phút. Số lượng hạch vét được trung bình 22,03 hạch. Di căn hạch nhóm N1 và N2 chiếm tỷ lệ cao lần lượt là 36,7% và 23,3%. Giai đoạn bệnh chủ yếu giai đoạn III chiếm 66,7%. Thời gian rút sonde dạ dày sau mổ trung bình 1-2 ngày. Ăn sớm vào ngày 2-3, thời gian nằm viện trung bình 7-8 ngày. Các biến chứng sớm có 1 ca (chiếm 0,33%) bị viêm phổi, điều trị nội khoa ổn định ra viện sau 14 ngày. Kết luận: phẫu thuật cắt bán phần xa dạ dày nạo vét hạch D2 mở rộng là phẫu thuật an toàn, khả thi có thể thực hiện ở mọi giai đoạn bệnh, tỷ lệ biến chứng thấp, rút ngắn thời gian phẫu thuật và lượng máu mất trong mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Trung Nghĩa, THS. Y Học Việt Nam. Kết quả phẫu thuật triệt để điều trị ung thư biểu mô tuyến dạ dày tại Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức và mối tương quan với một số đặc điểm của giải phẫu bệnh hoc.;2(505).
2. Sun D, Cao M, Li H, He S, Chen W. Cancer burden and trends in China: A review and comparison with Japan and South Korea. Chinese journal of cancer research = Chung-kuo yen cheng yen chiu. 2020;32(2):129-39.
3. Japanese gastric cancer treatment guidelines 2014 (ver. 4). Gastric cancer : official journal of the International Gastric Cancer Association and the Japanese Gastric Cancer Association. 2017;20(1):1-19.
4. Li JQ, He D, Liang YX. Current status of extended 'D2 plus' lymphadenectomy in advanced gastric cancer. Oncology letters. 2021;21(6):467.
5. He L, Zhao Y. Is Roux-en-Y or Billroth-II reconstruction the preferred choice for gastric cancer patients undergoing distal gastrectomy when Billroth I reconstruction is not applicable? A meta-analysis. Medicine. 2019;98(48):e17093.
6. Kim YN, Aburahmah M, Hyung WJ, Noh SH. A simple method for tension-free Billroth I anastomosis after gastrectomy for gastric cancer. Translational gastroenterology and hepatology. 2017;2:51.
7. Yang K, Zhang WH, Liu K, Chen XZ, Zhou ZG, Hu JK. Comparison of quality of life between Billroth-І and Roux-en-Y anastomosis after distal gastrectomy for gastric cancer: A randomized controlled trial. Scientific reports. 2017;7(1):11245.
8. Nishizaki D, Ganeko R, Hoshino N, Hida K, Obama K, Furukawa TA, et al. Roux-en-Y versus Billroth-I reconstruction after distal gastrectomy for gastric cancer. The Cochrane database of systematic reviews. 2021;9(9):Cd012998.