ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG VIÊM RUỘT THỪA CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2019 – 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đa dạng gây không ít khó khăn trong việc chẩn đoán và đưa ra các quyết định phẫu thuật. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp bệnh nhân viêm ruột thừa cấp điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh trong giai đoạn 2019 – 2022. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu hàng loạt case bệnh nhập viện điều trị viêm ruột thừa cấp tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh từ 01/2019 – 04/2022 bằng cách tra cứu hồ sơ, thu thập các thông tin nghiên cưu theo bệnh án mẫu. Kết quả: Từ tháng 1/2019 đến 4/2022 có 27 bệnh nhân (10 nam, 17 nữ) viêm ruột thừa cấp được điều trị phẫu thuận nội soi tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh, tuổi trung bình là 39,8 ± 13.4 tuổi trong đó nhỏ nhất là 13 tuổi và lớn nhất là 65 tuổi. Lý do vào viện 100% là đau bụng, trong đó 66,67% đau bụng ở vị trí hố chậu phải, 25,93% đau bụng chỉ ở thượng vị. Kiểu đau bụng âm ỉ liên tục gặp trong 100% các trường hợp. Thăm khám lâm sàng ghi nhân ấn đau điểm Mc Burney (100%), 33,33% bệnh nhân nhập viện với nhiệt độ cơ thể bình thường. Chỉ số bạch cầu tăng trong khoảng từ 15.000/mm3 - < 18.000mm3 chiếm tỉ lệ 40,74%, có 6 trường hợp (22,22%) có chỉ số bạch cầu ≥ 18.000 nhưng kết quả phẫu thuật chỉ là viêm ruột thừa nung mủ. CRP không được sử dụng thường quy khi nhập viện. Về hình ảnh học trên siêu âm ghi nhận đặc điểm nỗi bật nhất ở bệnh nhân là hình ảnh thâm nhiễm mỡ (37,04%). Kích thước trung bình đo được trên siêu âm 9,12mm (4 -14mm). CT Scan được chỉ định trong 63% các trường hợp, kích thước ruột thừa trung bình đo được 11,3mm (8 -20mm). Kết luận: Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh cảnh viêm ruột thừa cấp điều trị tại Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh tương đồng với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên chỉ sô bạch cầu lúc nhập viện bệnh nhân lúc nhập viện còn chưa tương xứng với kết quả chẩn đoán trong quá trình phẫu thuật. Kích thước trung bình ruột thừa trên siêu âm và CT Scan có sự khác biệt, tuy nhiện cỡ mẫu nhỏ chưa thể kết luận cần thêm các nghiên cứu có cỡ mẫu lớn hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lâm sàng, cận lâm sàng, viêm ruột thừa cấp, Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Văn Hải. Cấp cứu ngoại tiêu hóa. NXB Thanh Niên; 2018.
3. Ilves I, Fagerström A, Herzig K-H, Juvonen P, Miettinen P, Paajanen HJWJoGW. Seasonal variations of acute appendicitis and nonspecific abdominal pain in Finland. 2014;20(14):4037.
4. Lê Quang Quốc Ánh. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật cắt ruột thừa viêm cấp qua nội soi ổ bụng. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2006;10(2):410.
5. Nguyễn Quang Nghĩa và CS. Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2006;10(1):430.
6. Lữ Văn Trạng và CS. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật viêm ruột thừa tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực tỉnh An Giang. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học bệnh viện An Giang. 2011;10:184- 190.
7. Di Saverio S, Podda M, De Simone B, et al. Diagnosis and treatment of acute appendicitis: 2020 update of the WSES Jerusalem guidelines. World J Emerg Surg. Apr 15 2020;15(1):27. doi:10.1186/s13017-020-00306-3
8. Velayos M, Munoz-Serrano AJ, Estefania-Fernandez K, et al. [Influence of the coronavirus 2 (SARS-Cov-2) pandemic on acute appendicitis]. An Pediatr (Engl Ed). Aug 2020;93(2):118-122. Influencia de la pandemia por coronavirus 2 (SARS-Cov-2) en la apendicitis aguda. doi:10.1016/j.anpedi.2020.04.022.