NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH NHÂN TÂM THẦN PHÂN LIỆT CÓ VÀ KHÔNG CÓ TRIỆU CHỨNG ÂM TÍNH

Xuân Tĩnh Đỗ 1,, Thị Huệ Đinh 1, Quang Huy Bùi 1
1 Bệnh viện 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tâm thần phân liệt (TTPL) có và không có triệu chứng âm tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, cắt ngang đặc điểm lâm sàng 71 bệnh nhân TTPL có và không có triệu chứng âm tính, điều trị nội trú tại khoa Tâm thần-Bệnh viện Quân Y 103 từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Nhóm có triệu chứng âm tính: tuổi trung bình 38,73±9,57; thời gian bị bệnh 9,64±6,11; cảm xúc cùn mòn 54,05%; nói lẩm bẩm một mình 58,44%; vệ sinh cá nhân bẩn 70,30%; mất ý chí 86,54%; đi lang thang 40,54%; hoang tưởng 64,86% và ảo giác 51,35%. Nhóm không có triệu chứng âm tính: tuổi trung bình 24,67±7,79; thời gian bị bệnh 3,05±2,09 hoang tưởng và ảo giác đều chiếm 97,05%; chủ yếu là hoang tưởng bị hại 70,83% và ảo thanh bình phẩm 82,35%.  Điểm thang PANSS: Nhóm không có triệu chứng âm tính  điểm thang PANSS toàn bộ (91,82±20,25) và N-PANSS (15,85±4,50); nhóm có triệu chứng âm điểm thang PANSS toàn bộ (108,49±19,13) và N-PANSS (33,43±7,06). Kết luận: Bệnh tâm thần phân liệt có triệu chứng âm tính thời gian bị bệnh dài hơn so với nhóm không có triệu chứng âm tính. Triệu chứng thường gặp là cảm xúc cùn mòn, nói lẩm bẩm một mình,vệ sinh cá nhân bẩn, mất ý chí và đi lang thang.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cao Tiến Đức và cộng sự (2016) Giáo trình bệnh học Tâm thần, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
2. Bùi Quang Huy (2019) Tâm thần phân liệt nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
3. Palaniyappa L., Al-Radaideh A., Gowland P. A., et al. (2020) Cortical thickness and formal thought disorder in schizophrenia: an ultra high-field network-based morphometry study. Progress in Neuro-Psychopharmacology. 101: 109911.
4. American Psychiatric Association (2013) Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-5). 5th edition, American Psychiatric Publishing, Washington DC.
5. Phùng Thanh Hải (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh tâm thần phân liệt đáp ứng kém với thuốc an thần kinh cổ điển và kết quả điều trị bằng thuốc Clozapine, Luận văn tiến sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội.
6. Bùi Tiến Dũng (2011), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh nhân tâm thần phân liệt mạn tính và kết quả điều trị bằng Clozapine, Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội.
7. Kaplan H.I. and Sadock B.J. (2015) Kaplan and Sadock's Synopsis of Psychiatry: Behavioral Sciences, clinical psychiatry. 11th Edition, Williams & Wilkins, Baltimore.
8. Trịnh Văn Anh (2017), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và mối liên quan với nồng độ serotonin huyết tương ở bệnh nhân tâm thần phân liệt có hành vi tự sát, Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y, Hà Nội.
9. Đinh Việt Hùng (2020), Nghiên cứu điện não và một số đa hình trên giene COMT, zNF804a ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, Luận án tiến sỹ, Học viện Quân y, Hà Nội,
10. Bùi Quang Huy và Nguyễn Thị Vân. (2013) Nghiên cứu hiệu quả điều trị các triệu chứng âm tính của bệnh tâm thần phân liệt bằng olanzapin. Y học thực hành. Số 2 (858): 3.