KẾT QUẢ LÀNH THƯƠNG CÓ SỬ DỤNG NƯỚC SÚC MIỆNG DR.ECA SAU PHẪU THUẬT NHỔ RĂNG KHÔN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ BẰNG THANG ĐIỂM IPR

Thị Kim Oanh Đỗ 1,, Triệu Hùng Đặng 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả tình trạng lành thương sau phẫu thuật nhổ răng khôn được hướng dẫn sử dụng nước súc miệng Dr.ECA bằng thang điểm IPR. Kết quả được đánh giá tại 2 thời điểm: ngày thứ 5 sau nhổ răng (tương ứng với giai đoạn viêm) và ngày 14 sau nhổ răng (tương ứng với giai đoạn tăng sinh). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân đến khám sức khỏe răng miệng tại Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Trên lâm sàng và phim XQ được chẩn đoán răng khôn hàm dưới thuộc nhóm II theo phân loại Parant, được mời vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang, tiến cứu, lựa chọn mẫu thuận tiện. Cỡ mẫu nghiên cứu N=60. Kết quả: Trung bình điểm lành thương ở giai đoạn viêm trong nghiên cứu là 6,82±1,03 (điểm tối đa là 8) phạm vi của nghiên cứu (4-8). Trung bình điểm lành thương ở giai đoạn tăng sinh trong nghiên cứu là 4,68±0,5 (điểm tối đa là 5) phạm vi của nghiên cứu (3-5). Tại thời điểm ngày thứ 5 sau nhổ răng, bênh nhân được đánh giá lành thương tốt là 95 %; mức độ lành thương trung bình là 5%; không ghi nhận có tình trạng lành thương kém. Tại thời điểm ngày thứ 14 sau nhổ răng, mức độ lành thương tốt là 98,33%; lành thương mức độ trung bình chiếm 1,67% và không ghi nhận trường hợp nào có tình trạng lành thương kém. Tại hai thơi điểm đánh giá tỉ lệ lành thương tốt giảm dần theo lứa tuổi và tỉ lệ lành thương ở nam giới tốt hơn ở nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Sử dụng nước súc miệng Dr.ECA có hiệu quả lành thương tích cực. Tỉ lệ lành thương tốt tại thời điểm ngày thứ 5 sau phẫu thuật nhổ răng khôn là 95%. Tỉ lệ lành thương tốt tại thời điểm ngày thứ 14 sau phẫu thuật nhổ răng khôn là 98,33%. Không nhận thấy sự khác biệt về mức độ lành thương theo độ tuổi và theo giới. Thang IPR mô tả chi tiết tổn thương trong miệng theo các giai đoạn lành thương giúp phát hiện sớm và tránh bỏ sót các diễn biến bất thường của người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shugars DA, Gentile MA, Ahmad N, et al. Assessment of oral health-related quality of life before and after third molar surgery. J Oral Maxillofac Surg. 2006;64(12):1721-1730. doi:10.1016/j.joms.2006.03.052
2. Cho H, Lynham A, Hsu E. Postoperative interventions to reduce inflammatory complications after third molar surgery: review of the current evidence. Australian Dental Journal. 2017;62 (4):412-419. doi:10.1111/adj.12526
3. PGS.TS Võ Trương Như Ngọc. Kết quả điều trị viêm lợi có sử dụng dung dịch khử khuẩn bằng công nghệ hoạt hóa(Dr.ECA). Tạp chí Y học Việt Nam. 2018;463(2):1-4.
4. PGS.TS Võ Trương Như Ngọc. Nghiên Cứu Ứng Dụng Dung Dịch Dr.ECA Trong Lĩnh Vực Răng Hàm Mặt: So Sánh Kết Quả Điều Trị Hỗ Trợ Viêm Lợi Của Dung Dịch Nước Muối Điện Hóa Dr. ECA và Dung Dịch Nước Súc Miệng KIN Gingival. Trường đại học Y Hà Nội; 2018.
5. Miloro M, Ghali GE, Larsen PE, Waite PD. Peterson’s Principles of Oral and Maxillofacial Surgery. Vol 1. Springer; 2004.
6. Hamzani Y, Chaushu G. Evaluation of early wound healing scales/indexes in oral surgery: A literature review. Clinical Implant Dentistry and Related Research. 2018;20(6):1030-1035. doi: 10.1111/ cid.12680
7. Yahya BH, Chaushu G, Hamzani Y. Evaluation of Wound Healing Following Surgical Extractions Using the IPR Scale. International Dental Journal. 2021;71(2):133-139. doi:10.1111/idj.12622