ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ CĂN NGUYÊN CỦA BỆNH PHỔI MÔ KẼ

Ngọc Anh Trần 1,, Thị Hạnh Chu 2
1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
2 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số căn nguyên của bệnh phổi mô kẽ. Đối tượng: Gồm 102 bệnh nhân có bệnh phổi mô kẽ. Bệnh nhân có tổn thương phổi kẽ xác định qua chụp cắt lớp vi tính độ phân giải cao thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ của ATS/ERS/ALAT 2011. Kết quả: Khó thở (88,2%) là triệu chứng cơ năng chủ yếu. 82,4% có rale nổ  và 29,4% yếu cơ khi thăm khám lâm sàng. Thiếu máu trên xét nghiệm gặp ở 41,5%. Trung bình máu lắng giờ đầu và giờ thứ hai lần lượt là 44,11±30,5mm và 68,16± 29,15mm. Nồng độ CRP trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 5,5 ± 7,71mg/dl. Nồng độ Ferritin trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu 1261,04 ± 1623,7. Tăng áp lực động mạch phổi gặp ở 73,7% bệnh nhân, chủ yếu là tăng áp lực động mạch phổi nhẹ (53,4%). Áp lực động mạch phổi trung bình là 39,9 ± 17,14 mmHg. Rối loạn thông khí hạn chế gặp 71,2%. Tổn thương thường gặp nhất trên HRCT là tổn thương kính mờ(59,8%), tiếp đến là dãn phế quản do co kéo (50%), tổn thương dày kẽ (45,1%), tổn thương tổ ong (31,4%), tổ thương dạng lưới (23,5%) và các tổn thương khác với tỷ lệ ít hơn. Căn nguyên có gây tổn thương phổi kẽ nhiều nhất là nhóm bệnh lý mô liên kết, chủ yếu là viêm đa cơ/viêm da cơ chiếm 26,3% , xơ cứng bì 17,5%, Lupus ban đỏ hệ thống  9,8%, hội chứng chồng lấp 17,6% và ít nhất là viêm khớp dạng thấp 4,9%. Trong nhóm vô căn, xơ phổi vô căn là căn nguyên chính chiếm 4,9%, ít gặp hơn là AIP và COP chỉ chiếm 1% cho mỗi trường hợp. Còn lại Sarcoidosis (3,9%), tích protein phế nang (3,9%), HP (2%) và Viêm phổi tăng bạch cầu ái toan, LAM, Bệnh phổi nghề nghiệp, Hội chứng Erasmus chỉ chiếm 1% cho mỗi căn nguyên. Kết luận: Bệnh lý phổi mô kẽ là bệnh lý phức tạp, nhiều căn nguyên. Chụp cắt lớp vi tính lớp mỏng độ phân giải cao là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán bệnh phổi mô kẽ, đồng thời thăm khám lâm sàng và lựa chọn xét nghiệm phù hợp để xác định chính xác căn nguyên bệnh phổi kẽ nhằm lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Alhamad EH. Interstitial lung diseases in Saudi Arabia: A single-center study. Ann Thorac Med. 2013;8(1):33-37. doi:10.4103/1817-1737.105717
2. Karakatsani A, Papakosta D, Rapti A, et al. Epidemiology of interstitial lung diseases in Greece. Respir Med. 2009;103(8):1122-1129. doi:10.1016/ j.rmed.2009.03.001
3. Tatjana Peroš-Golubičić, Sharma OP, Springerlink (Online Service. Clinical Atlas of Interstitial Lung Disease. Springer London; 2006.
4. Kim HJ, Kiel S, Wang Q, Tomic R, Perlman D, Thenappan T. Outcomes of Treatment of Pulmonary Arterial Hypertension in Patients with Intersitial Lung Disease. In: C42. SEARCHIN’ FOR A CURE: NEW ILD TREATMENTS. American Thoracic Society International Conference Abstracts. American Thoracic Society; 2015:A4404-A4404.doi:10.1164/ajrccm-conference.2015.191.1_MeetingAbstracts .A4404
5. Madden BP, Allenby M, Loke TK, Sheth A. A potential role for sildenafil in the management of pulmonary hypertension in patients with parenchymal lung disease. Vascul Pharmacol. 2006;44(5):372-376. doi:10.1016/j.vph.2006.01.013
6. Raghu G, Collard HR, Egan JJ, et al. An official ATS/ERS/JRS/ALAT statement: idiopathic pulmonary fibrosis: evidence-based guidelines for diagnosis and management. Am J Respir Crit Care Med. 2011; 183(6):788-824. doi:10.1164/ rccm. 2009-040GL
7. Tanaka T, Ishida K. Update on Rare Idiopathic Interstitial Pneumonias and Rare Histologic Patterns. Arch Pathol Lab Med. 2018;142(9):1069-1079. doi:10.5858/arpa.2017-0534-RA
8. Tateishi T, Johkoh T, Sakai F, et al. High-resolution CT features distinguishing usual interstitial pneumonia pattern in chronic hypersensitivity pneumonitis from those with idiopathic pulmonary fibrosis. Jpn J Radiol. 2020; 38(6):524-532. doi:10.1007/s11604-020-00932-6