ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA BÀI THUỐC NGŨ VỊ TIÊU KHÁT THANG TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM

Huyền Sanh Sầm 1, Ngọc Diễm Lê 2, Ngọc Chi Lan Nguyễn 2, Hoàng Ngân Nguyễn 3, Minh Hoàng Lê 2,
1 Bệnh viện Y Dược cổ truyền Kiên Giang
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ngũ vị tiêu khát thang (NVTK) là một bài thuốc gia truyền của lương y Trần Văn Thoại – An Giang được đánh giá có tác dụng hạ đường huyết tốt, tuy nhiên vẫn chưa có các nghiên cứu trên thực nghiệm để đánh giá tính an toàn của bài thuốc này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc Ngũ vị tiêu khát thang trên động vật thực nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Xác định độc tính cấp của thuốc bằng phương pháp Litchfield – Wilcoxon trên chuột nhắt trắng dòng Swiss. Các dấu hiệu nhiễm độc tính cấp của chuột hoặc chuột chết được theo dõi trong 72 giờ sau khi uống cao chiết Ngũ vị tiêu khát thang. Kết quả: cho chuột uống các liều 125g/kg, 175g/kg, 225g/kg, 275g/kg, 325g/kg  và liều tối đa là 375g/kg thể trọng (gấp 26,573 lần liều tương đương liều điều trị đã quy đổi từ liều trên người sang liều trên chuột nhắt trắng) không xác định được LD50 của thuốc. Kết luận: cao lỏng từ bài thuốc Ngũ vị tiêu khát thang không gây độc tính cấp cho chuột nhắt trắng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2, Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 7 năm 2017, Bộ Y tế, Hà Nội.
2. Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, Ban hành kèm theo Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế.
3. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Vol. 12, Nhà xuất vản y học, Hà Nội.
4. Clarke Tom (2002), Mice make medical history, London: Nature.
5. Hong Sun, Pouya Saeedi, Suvi Karuranga, Moritz Pinkepank và các cộng sự. (2022), IDF Diabetes Atlas: Global, regional and country-level diabetes prevalence estimates for 2021 and projections for 2045, Diabetes Research and Clinical Practice. 183, p. 109-119.
6. OECD/OCDE (2018), "OECD guideline for the testing of chemicals." The Hershberger 601, p. 858.
7. UNECE (United Nations Economic Commission for Europe) (2019), Globally Harmonized System for the Classification and Labeling of Chemicals (GHS) Part 3. Health Hazards. Geneva: United Nations, pp. 117.
8. World Health Organization (2000), General Guidelines for Methodologies on Research and Evaluation of Traditional Medicine, WHO/EDM/ TRM/2000.1, Geneva.