NHẬN XÉT PHẪU THUẬT SOI BUỒNG TỬ CUNG CAN THIỆP MỘT SỐ TỔN THƯƠNG THƯỜNG GẶP TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả hình ảnh soi buồng tử cung và can thiệp khi soi buồng tử cung. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 208 bệnh nhân được phẫu thuật soi buồng tử cung điều trị tổn thương tại khoa Phụ sản bệnh viện A Thái Nguyên, từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2021. Kết quả: Tổn thương buồng tử cung trên soi: 88,4% polype, 5,3% dính buồng tử cung, 3,4% quá sản niêm mạc buồng tử cung và 2,9% u xơ dưới niêm mạc. Polype buồng tử cung được xử lý cắt bằng vòng đốt điện chiếm 83,7%, cắt bằng dụng cụ bào chiếm 16,3%. U xơ tử cung dưới niêm mạc được xử trí cắt u chiếm 83,3%, 16,7% không can thiệp. Dính buồng tử cung được xử trí tách dính bằng đèn soi chiếm 27,3%, cắt dính bằng dụng cụ nội soi chiếm 72,3%. Kết luận: Các tổn thương thường gặp là polype buồng tử cung, u xơ tử cung dưới niêm mạc, dính buồng tử cung và quá sản niêm mạc tử cung. Trong đó, tổn thương thường gặp nhất là polype buồng tử cung. Các tổn thương này được xử trí bằng dụng cụ nội soi và ít tai biến.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi buồng tử cung, Polype buồng tử cung, U xơ tử cung, Dính buồng tử cung
Tài liệu tham khảo
2. Đặng Thị Hồng Thiện (2008). Tình Hình Soi Buồng Tử Cung ở Các Bệnh Nhân vô Sinh Tại BVPSTW Năm 2008. Luận văn tốt nghiệp CK II. Trường đại học Y Hà Nội.
3. Sarvi F, Alleyassin A, Aghahosseini M, Ghasemi M, Gity S.Turk J. 2016, “Hysteroscopy: A necessary method for detecting uterine pathologies in post-menopausal women with abnormal uterine bleeding or increased endometrial thickness”, Obstet Gynecol, pp 183-188.
4. Nguyễn Đức Hinh NQT, Nguyễn Thùy Nhung (2018). Phẫu thuật nội soi trong sản phụ khoa. Nhà xuất bản Y học.
5. Nguyễn Minh Thuyết (2013), “Nghiên cứu kết quả của soi buồng tử cung trong chẩn đoán và xử trí một số tổn thương tại buồng tử cung trong điều trị vô sinh”, Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học.
6. Barbot J. DJB, Parent. Hystéroscopie. In: EMC 72 A10; 1994:1-16.
7. Valle. Rafael F (1996), “Lysis of intrauterine adhesions (Asherman`s syndrome)”, Endoscopic surgery for gynaecologist, p 338-344.
8. Hassa H., Tekin B., Senses T., et al (2006). Are the site, diameter, and number of endometrial polyps related with symptomatology? American Journal of Obstetrics & Gynecology, 194(3), 718–721.