KHẢO SÁT MỘT SỐ TRIỆU CHỨNG NGOÀI THỰC QUẢN Ở BỆNH NHÂN TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN

Thị Trang Đỗ 1,, Công Long Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản (TCNTQ) ở bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (BTNDD-TQ). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành ở bệnh nhân ≥ 18 tuổi bị BTNDD-TQ có TCNTQ đến khám ngoại trú và được nội soi tiêu hóa trên tại Trung tâm Tiêu hóa - Gan Mật Bệnh viện Bạch Mai từ 8/2021 đến 6/2022. BTNDD-TQ được chẩn đoán dựa vào điểm GERDQ ≥ 8 và/hoặc có tổn thương viêm thực quản trào ngược (VTQTN) trên nội soi theo phân loại Los Angeles. TCNTQ được chẩn đoán khi có ít nhất một trong các triệu chứng đau ngực, ho mạn tính, khò khè, khàn giọng, vướng họng và đã được loại trừ các nguyên nhân khác.Kết quả: Chúng tôi ghi nhận có 212 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Ba TCNTQ thường gặp nhất là ho, vướng họng và đau ngực với tỷ lệ lần lượt là 49,1%, 46,7% và 45,3%. Hai triệu chứng khàn giọng và khò khè hiếm gặp hơn với tỷ lệ lần lượt là 9,9% và 9,4%. Tỷ lệ bệnh nhân có VTQTN là 36,3%, mức độ Los Angeles A, B, C, D lần lượt là 87%, 10,4%, 1,3% và 1,3%. Tỷ lệ vướng họng ở nhóm BTNDD-TQ không có tổn thương thực quản cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm VTQTN. Kết luận: TCNTQ thường gặp nhất là ho khan, vướng họng và đau ngực, hai triệu chứng khàn giọng và khò khè hiếm gặp hơn. Tỷ lệ vướng họng ở nhóm BTNDD-TQ không có tổn thương thực quản cao hơn nhóm VTQTN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vakil N, van Zanten SV, Kahrilas P, Dent J, Jones R (2006). The Montreal definition and classification of gastroesophageal reflux disease: a global evidence-based consensus. The American journal of gastroenterology, 101(8):1900-1920.
2. Durazzo M, Lupi G, Cicerchia F, et al (2020). Extra-Esophageal Presentation of Gastroesophageal Reflux Disease: 2020 Update. Journal of clinical medicine, 9(8):2559.
3. Hom C, Vaezi MF (2013). Extra-esophageal manifestations of gastroesophageal reflux disease: diagnosis and treatment. Drugs, 73(12):1281-1295.
4. Sơn TH (2018). Tần suất và các đặc điểm của triệu chứng ngoài thực quản ở bệnh nhân trào ngược dạ dày - thực quản, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Min YW, Lim SW, Lee JH, et al (2014). Prevalence of Extraesophageal Symptoms in Patients With Gastroesophageal Reflux Disease: A Multicenter Questionnaire-based Study in Korea. Journal of neurogastroenterology and motility, 20(1):87-93.
6. Yi CH, Liu TT, Chen CL (2012). Atypical symptoms in patients with gastroesophageal reflux disease. Journal of neurogastroenterology and motility, 18(3):278-283.
7. Jaspersen D, Kulig M, Labenz J, et al (2003). Prevalence of extra-oesophageal manifestations in gastro-oesophageal reflux disease: an analysis based on the ProGERD Study. Alimentary pharmacology & therapeutics, 17(12):1515-1520.
8. Naik RD, Vaezi MF (2015). Extra-esophageal gastroesophageal reflux disease and asthma: understanding this interplay. Expert review of gastroenterology & hepatology, 9(7):969-82.
9. Selleslagh M, van Oudenhove L, Pauwels A, Tack J, Rommel N (2014). The complexity of globus: a multidisciplinary perspective. Nature reviews Gastroenterology & hepatology, 11(4):220-33.