ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN NHIỄM ĐỘC MỘT SỐ KIM LOẠI TẠI TRUNG TÂM CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Tất Luật Bùi 1,2,, Trần Hưng Hà 1,3, Trung Nguyên Nguyễn 3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ
3 Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị bệnh nhân nhiễm độc kim loại tại Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 60 bệnh nhân nhiễm độc kim loại (thiếc, đồng, chì, asen, thủy ngân) điều trị tại Trung tâm chống độc – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01 năm 2018 đến tháng 8 năm 2022. Kết quả: Trong số bệnh nhân nghiên cứu, trung vị tuổi 34 (23 – 36), gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 18 – 59 (76,7%), tỷ lệ nam/nữ: 1,5/1; nghề nhiệp công nhân và địa phương có liên quan chặt chẽ với nhóm nhiễm độc thiếc. Triệu chứng khởi phát và đặc điểm lâm sàng biểu hiện đa dạng với các bất thường về thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, da; đặc biệt tổn thương thần kinh chiếm tỷ lệ rất cao ở nhóm nhiễm độc thiếc (85,7%). Cận lâm sàng: tại thời điểm nhập viện tổn thương não trên MRI ở bệnh nhân nhiễm độc thiếc (71,4%); đồng (56,7%), thủy ngân (25%); hạ kali máu nặng (19,0%), toan chuyển hóa chỉ gặp ở bệnh nhân nhiễm độc thiếc (28,57%); thiếu máu cao nhất ở nhiễm độc chì (45,5%). Kết quả điều trị: khỏi hoàn toàn (68,3%), sống có di chứng (30%), tử vong (1,7%); đa số các bất thường lâm sàng, cận lâm sàng cải thiện rõ rệt tại thời điểm trước và sau điều trị, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết luận: Nhiễm độc kim loại tổn thương đa cơ quan, nhiều di chứng; nhiễm độc thiếc thường gặp ở đối tượng công nhân tái chế nhựa PVC, tổn thương não có tỷ lệ cao ở các bệnh nhân nhiễm độc thiếc và đồng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Amadi CN, Offor SJ, Frazzoli C, Orisakwe OE. Natural antidotes and management of metal toxicity. Environ Sci Pollut Res Int. 2019; 26 (18):18032-18052. doi:10.1007/s11356-019-05104-2
2. Flora SJS, Pachauri V. Chelation in metal intoxication. Int J Environ Res Public Health. 2010;7(7):2745-2788. doi:10.3390/ijerph7072745
3. Guo F, Lu X wei, Xu Q ping. Diagnosis and treatment of organotin poisoned patients. World J Emerg Med. 2010;1(2):122-125.
4. Du Y. Acute Trimethyltin Poisoning Caused by Exposure to Polyvinyl Chloride Production: 8 Cases. Am J Med Sci. 2021;0(0). doi:10.1016/j.amjms. 2021.02.010.
5. Mazumder DN, Das Gupta J, Santra A, Pal A, Ghose A, Sarkar S. Chronic arsenic toxicity in west Bengal--the worst calamity in the world. J Indian Med Assoc. 1998;96(1):4-7, 18.
6. Đỗ Thanh Hương, Phân tích mối tương quan giữa đột biến gen ATP7B và kiều hình của bệnh nhân Wilson ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, 2016.
7. European Association for the Study of the Liver. EASL Clinical Practice Guidelines: Wilson’s disease. J Hepatol. 2012;56(3):671-685. doi:10.1016/j.jhep.2011.11.007