ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG KHỚP CỔ BÀN CHÂN SAU PHẪU THUẬT LẤY NỬA TRƯỚC GÂN CƠ MÁC DÀI

Quang Vinh Phạm 1, Phương Nam Nguyễn 2,, Quang Sang Đỗ 2
1 Đại học Y Dược TPHCM
2 Bệnh viện Đa Khoa Khu Vực Thủ Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mảnh ghép nửa trước gân cơ mác dài hiện được nhiều phẫu thuật viên chỉnh hình sử dụng trong tái tạo dây chằng nói chung và dây chằng chéo trước nói riêng, tuy nhiên chưa nhiều nghiên cứu đánh giá chức năng khớp cổ bàn chân sau phẫu thuật lấy nửa trước gân cơ mác dài. Mục tiêu: Đánh giá ảnh hưởng chức năng khớp cổ - bàn chân sau khi lấy nửa trước gân mác dài. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: thực hiện nghiên cứu cắt ngang mô tả trên các bệnh nhân đứt dây chằng chéo trước được phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép nửa trước gân cơ mác dài tự thân. Kết quả: Nghiên cứu trên 31 bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 29,26 ± 6,21 tuổi, thấp nhất 19 tuổi, cao nhất 40 tuổi, tỉ lệ nam : nữ = 30 (96,8%) : 1 (3,2%), thời gian theo dõi sau phẫu thuật trung bình là 9,25 ± 2,25 tháng. Chức năng khớp cổ - bàn chân theo thang điểm AOFAS trước phẫu thuật là 97,19 ± 2,30 điểm, sau phẫu thuật là 97,52 ± 1,67 điểm, không khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p =  0,161; Điểm FADI trước phẫu thuật là 101,03 ± 2,60 điểm, sau phẫu thuật 101,59 ± 2,04 điểm, không khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p = 0,103. Kết luận: Chức năng khớp cổ - bàn chân thay đổi không đáng kể sau phẫu thuật lấy nửa trước gân cơ mác dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trang Mạnh Khôi Đỗ Phước Hùng, Cao Bá Hưởng, Nguyễn Trung Hiếu (2008), "Gân cơ MD, một lựa chọn thay thế mảnh ghép trong tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối", Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Thành Luân (2019), đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước bằng mảnh ghép nửa trước gân cơ mác dài tự thân tại bệnh viện việt đức, Trường Đại Học Y Hà Nội.
3. Phạm Quang Vinh (2017), nghiên cứu đặc điểm giải phẫu, cơ học gân mác dài - ứng dụng làm mảnh ghép tái tạo dây chằng chéo trước, Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
4. C. Angthong và các cộng sự. (2015), "The Anterior Cruciate Ligament Reconstruction with the Peroneus Longus Tendon: A Biomechanical and Clinical Evaluation of the Donor Ankle Morbidity", J Med Assoc Thai. 98(6), tr. 555-60.
5. M. Bi và các cộng sự. (2018), "All-Inside Single-Bundle Reconstruction of the Anterior Cruciate Ligament with the Anterior Half of the Peroneus Longus Tendon Compared to the Semitendinosus Tendon: A Two-Year Follow-Up Study", J Knee Surg. 31(10), tr. 1022-1030.
6. A. M. Buoncristiani và các cộng sự. (2006), "Anatomic double-bundle anterior cruciate ligament reconstruction", Arthroscopy. 22(9), tr. 1000-6.
7. B. R. Williams và các cộng sự. (2010), "Reconstruction of the spring ligament using a peroneus longus autograft tendon transfer", Foot Ankle Int. 31(7), tr. 567-77.
8. J. Zhao và X. Huangfu (2012), "The biomechanical and clinical application of using the anterior half of the peroneus longus tendon as an autograft source", Am J Sports Med. 40(3), tr. 662-71.