MỐI LIÊN QUAN GIỮA NỒNG ĐỘ FIBRINOGEN VÀ TỶ LỆ TỬ VONG Ở BỆNH NHI NKN

Tất Kiên Nguyễn 1, Anh Tuấn Tạ 2,, Thị Kiều My Trần 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong nhiễm khuẩn nặng, phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và các cytokine, các chất trung gian gây viêm có thể kích hoạt quá trình đông máu dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu trong toàn cơ thể. Trong một số nghiên cứu gần đây, fibrinogen đã được báo cáo như một dấu ấn sinh học của tình trạng này. Mục tiêu: phân tích nồng độ fibrinogen huyết tương ở trẻ nhiễm khuẩn nặng nhập PICU và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nồng độ fibrinogen và tỷ lệ tử vong ở bệnh nhi bị nhiễm khuẩn nặng. Phương pháp: Các bệnh nhi được chẩn đoán nhiễm khuẩn nặng theo IPSCC 2005, không có các bệnh lý mãn tính, nhập PICU từ tháng 6 năm 2021 đến hết tháng 7 năm 2022 được đưa vào nghiên cứu. Các thông số lâm sàng và xét nghiệm cũng như kết quả điều trị tại bệnh viện đã được thu thập và phân tích. Kết quả: Tổng số 68 bệnh nhi đã được đưa vào nghiên cứu. Tỷ lệ tử vong chung tại bệnh viện là 22,1% (15/68). Nồng độ fibrinogen thấp hơn đáng kể ở những bệnh nhi tử vong so với những bệnh nhi người sống sót. Hơn nữa, diện tích dưới đường cong (ROC) đối với fibrinogen trong dự đoán tử vong tại bệnh viện là 0,780 (KTC 95%: 0,711-0,850). Kết luận: Fibrinogen là một dấu ấn sinh học có giá trị tiên lượng cho nhiễm khuẩn nặng ở trẻ em. Nồng độ fibrinogen thấp khi nhập PICU có liên quan chặt chẽ đến gia tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhi nhiễm trùng huyết.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Goldstein B, Giroir B, Randolph A, International Consensus Conference on Pediatric Sepsis. International pediatric sepsis consensus conference: definitions for sepsis and organ dysfunction in pediatrics. Pediatr Crit Care Med. 2005;6(1):2-8. doi:10.1097/ 01.PCC.0000149131.72248.E6
2. Fleischmann-Struzek C, Goldfarb DM, Schlattmann P, Schlapbach LJ, Reinhart K, Kissoon N. The global burden of paediatric and neonatal sepsis: a systematic review. Lancet Respir Med. 2018;6(3):223-230. doi:10.1016/S2213-2600 (18)30063-8
3. Matsubara T, Yamakawa K, Umemura Y, et al. Significance of plasma fibrinogen level and antithrombin activity in sepsis: A multicenter cohort study using a cubic spline model. Thromb Res. 2019;181:17-23. doi:10.1016/j.thromres.2019.07.002
4. Mitra P, Guha D, Nag SS, Mondal BC, Dasgupta S. Role of Plasma Fibrinogen in Diagnosis and Prediction of Short Term Outcome in Neonatal Sepsis. Indian J Hematol Blood Transfus. 2017;33(2):195-199. doi:10.1007/s12288-016-0683-x
5. Vekaria-Hirani V, Kumar R, Musoke RN, Wafula EM, Chipkophe IN. Prevalence and Management of Septic Shock among Children Admitted at the Kenyatta National Hospital, Longitudinal Survey. Int J Pediatr. 2019;2019:1502963. doi:10.1155/2019/1502963
6. Andreotti F, Burzotta F, Maseri A. Fibrinogen as a marker of inflammation: a clinical view. Blood Coagul Fibrinolysis. 1999;10 Suppl 1:S3-4.
7. Lorente JA, García-Frade LJ, Landín L, et al. Time course of hemostatic abnormalities in sepsis and its relation to outcome. Chest. 1993;103(5):1536-1542. doi:10.1378/chest.103.5.1536
8. Tang X, Shao L, Dou J, et al. Fibrinogen as a Prognostic Predictor in Pediatric Patients with Sepsis: A Database Study. Rakonczay Jr Z, ed. Mediators of Inflammation. 2020;2020:9153620. doi:10.1155/2020/9153620