MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ MẮC HỘI CHỨNG NGỪNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH NHẬP VIỆN TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Xuân Vựng Lê 1,, Quý Châu Ngô 2, Văn Giáp Vũ3
1 Đại học y Hà Nội
2 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
3 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Hội chứng chồng lấp được hiểu là sự kết hợp giữa hội chứng ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) gây nên kết cục lâm sàng nặng nề hơn so với từng bệnh riêng lẻ. Mục đích nghiên cứu nhằm xác định một số yếu tố nguy cơ mắc OSA ở bệnh nhân COPD. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 90 bệnh nhân COPD được đo chức năng hô hấp và đo đa kí hô hấp/đa kí giấc ngủ tại trung tâm Hô hấp, bệnh viện Bạch Mai. Yếu tố nguy cơ mắc OSA ở bệnh nhân COPD được xác định bằng phân tích hồi quy logistic đơn biến và đa biến. Kết quả: trong tổng số 90 bệnh nhân nghiên cứu có 56 bệnh nhân (62,2%) có hội chứng chồng lấp OSA và COPD. Không có sự khác biệt ở hai nhóm khi so sánh tuổi, giới, %FVC so với dự đoán, %FEV1 so với dự đoán, tần suất bị đái tháo đường (tất cả p>0,05). Điểm triệu chứng đánh giá COPD (CAT), mMRC, số đợt cấp trong năm vừa qua, số đợt cấp phải nhập viện trong năm qua, chỉ số khối cơ thể BMI, chu vi vòng cổ, chu vi vòng bụng, điểm Epworth, điểm STOP-BANG, áp lực động mạch phổi, tần suất tăng huyết áp ở nhóm chồng lấp OSA-COPD cao hơn hẳn so với nhóm COPD đơn thuần (p<0,05). STOP-BANG là yếu tố nguy cơ độc lập mắc OSA ở bệnh nhân COPD (p<0,05). Kết luận: bệnh nhân mắc hội chứng chồng lấp OSA-COPD có chất lượng cuộc sống kém hơn, kết cục lâm sàng tệ hơn so với bệnh nhân COPD đơn thuần. STOP-BANG là yếu tố nguy cơ độc lập dự báo mắc OSA ở bệnh nhân COPD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease. Global Strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease.; 2019.
2. Shawon MSR, Perret JL, Senaratna CV, Lodge C, Hamilton GS, Dharmage SC. Current evidence on prevalence and clinical outcomes of co-morbid obstructive sleep apnea and chronic obstructive pulmonary disease: A systematic review. Sleep Med Rev. 2017;32:58-68. doi:10.1016/j.smrv.2016.02.007
3. Zamarrón C, Paz VG, Morete E, del Campo Matías F. Association of chronic obstructive pulmonary disease and obstructive sleep apnea consequences. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis. 2008; 3(4):671-682.
4. Lavie P, Herer P, Lavie L. Mortality risk factors in sleep apnoea: a matched case-control study. J Sleep Res. 2007;16(1):128-134. doi:10.1111/ j.1365-2869.2007.00578.x
5. Lévy P, Kohler M, McNicholas WT, et al. Obstructive sleep apnoea syndrome. Nat Rev Dis Primer. 2015;1(1):15015. doi:10.1038/ nrdp.2015.15
6. Soler X, Liao SY, Marin JM, et al. Age, gender, neck circumference, and Epworth sleepiness scale do not predict obstructive sleep apnea (OSA) in moderate to severe chronic obstructive pulmonary disease (COPD): The challenge to predict OSA in advanced COPD. PLoS ONE. 2017;12(5). doi:10.1371/journal.pone.0177289
7. Berry RB, Budhiraja R, Gottlieb DJ, et al. Rules for scoring respiratory events in sleep: update of the 2007 AASM Manual for the Scoring of Sleep and Associated Events. Deliberations of the Sleep Apnea Definitions Task Force of the American Academy of Sleep Medicine. J Clin Sleep Med JCSM Off Publ Am Acad Sleep Med. 2012;8(5):597-619. doi:10.5664/jcsm.2172
8. Zhang P, Chen B, Lou H, et al. Predictors and outcomes of obstructive sleep apnea in patients with chronic obstructive pulmonary disease in China. BMC Pulm Med. 2022;22(1):16. doi:10.1186/s12890-021-01780-4