NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG GẦN CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO Ở TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG CÓ BỆNH LÝ NÃO DO THIẾU MÁU CỤC BỘ/THIẾU OXY

Thị Kim Ngọc Lê 1,, Quốc Dũng Nguyễn 2, Phan Ninh Trần 1
1 Bệnh viện Nhi trung ương
2 Bệnh viện Medlatec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá giá trị tiên lượng gần của cộng hưởng từ sọ não đối với sự phát triển tâm vận động của trẻ sơ sinh đủ tháng có bệnh lý não do thiếu máu cục bộ/thiếu oxy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với bệnh nhân hồi cứu và thuần tập tiến cứu trên 94 trẻ sơ sinh có bệnh lý não do thiếu máu cục bộ/thiếu oxy được chụp CHT sọ não trong vòng 2 tuần sau sinh. Phân tích mối liên quan giữa tổn thương não trên CHT với diễn biến của trẻ sau 6-18 tháng. Kết quả:  Nhóm tổn thương nhân xám, tổn thương vỏ não và chất trắng, tổn thương tiểu não và tổng điểm tổn thương có giá trị tiên lượng tử vong, bại não và bình thường (OR:1,08-6,9). Hai nhóm diễn biến động kinh và chậm phát triển không thấy có mối liên hệ với các tổn thương não trên CHT. Nhóm nhân xám có giá trị tiên lượng cao nhất (AUC: 0,82-0,84). Vỏ não và chất trắng có giá trị thấp hơn (AUC: 0,8-0,84), chủ yếu với nhóm tử vong và bình thường. Tổn thương tiểu não có giá trị tiên lượng thấp tử vong (AUC; 0,61), không có giá trị tiên lượng với các nhóm diến biến khác. Nhóm xuất huyết nội sọ không thấy có giá trị tiên lượng gì với các diến biến sau sinh của trẻ. Kết luận: Nhóm tổn thương nhân xám có giá trị tiên lượng cao nhất. Các nhóm tổn thương vỏ não và chất trắng, tổng điểm tổn thương toàn bộ có giá trị tiên lượng thấp hơn. Riêng xuất huyết nội sọ không có giá trị tiên lượng đối với bệnh lý này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sarnat H.B. và Sarnat M.S. (1976). Neonatal encephalopathy following fetal distress. A clinical and electroencephalographic study. Arch Neurol, 33(10), 696–705.
2. Lawn J.E., Cousens S., Zupan J. và cộng sự. (2005). 4 million neonatal deaths: when? Where? Why?. Lancet, 365(9462), 891–900.
3. Antonucci R., Porcella A., và Pilloni M.D. (2014). Perinatal asphyxia in the term newborn. Journal of Pediatric and Neonatal Individualized Medicine, 3(2), e030269.
4. Bano S., Chaudhary V., và Garga U.C. (2017). Neonatal Hypoxic-ischemic Encephalopathy: A Radiological Review. J Pediatr Neurosci, 12(1), 1–6.
5. Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Phan Danh, Phạm Thu Nga (2020). Đối chiếu hình ảnh siêu âm qua thóp theo phân loại sarnat trên trẻ sơ sinh đủ tháng bị bệnh não thiếu oxy-thiếu máu cục bộ. Tạp chí Nhi Khoa, (13), 3.
6. The American College, of Obstetricians and Gynecologists (ACOG), và American Academy of Pediatrics (2019). Neonatal Encephalopathy and Neurologic Outcome. .
7. Squires J., Bricker D. (2009). Ages & Stages Questionnaires, Third Edition (ASQ-3). .
8. Shankaran S., Barnes P.D., Hintz S.R. và cộng sự. (2012). Brain injury following trial of hypothermia for neonatal hypoxic-ischaemic encephalopathy. Arch Dis Child Fetal Neonatal Ed, 97(6), F398-404.
9. Cheong J.L.Y., Coleman L., Hunt R.W. và cộng sự. (2012). Prognostic Utility of Magnetic Resonance Imaging in Neonatal Hypoxic-Ischemic Encephalopathy: Substudy of a Randomized Trial. Archives of Pediatrics & Adolescent Medicine, 166(7), 634–640.
10. Rutherford M., Ramenghi L.A., Edwards A.D. và cộng sự. (2010). Assessment of brain tissue injury after moderate hypothermia in neonates with hypoxic-ischaemic encephalopathy: a nested substudy of a randomised controlled trial. Lancet Neurol, 9(1), 39–45.