ĐÁNH GIÁ ĐỘT BIẾN GEN BRCA1, BRCA2 TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ CÓ NGUY CƠ CAO TẠI BỆNH VIỆN K

Hồng Khoa Phạm 1,, Tiến Đạt Mai 1, Minh Long Dương 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm khảo sát tần xuất đột biến gen BRCA1, BRCA2 ở phụ nữ ung thư vú (UTV) thuộc nhóm nguy cơ cao trong gia đình có tiền sử UTV và hoặc tuổi trẻ dưới 40 hoặc những bệnh nhân thuộc nhóm có xét nghiệm hóa mô miễn dịch không thuận lợi. Đối tượng nghiên cứu và đặc điểm lâm sàng:  Với 41 phụ nữ NC chúng tôi nhận thấy: Tuổi trẻ dưới 40 có 27 trường hợp (65,8%), tuổi trung bình 41,5 (33-62), hay gặp tổn thương 1 ổ chiếm 85,3%, tổn thương đa ổ chiếm 14,7%. Thể giải phẫu bệnh hay gặp là ung thư biểu mô thể ống xâm nhập (78%) với độ mô học II (83%). Phân nhóm thụ thể nội tiết (HR) âm tính chiếm tỷ lệ 36,6%, yếu tố phát triển biểu mô (Her-2/neu) dương tính chiếm tỷ lệ 29,3%. Kết quả xét nghiệm ĐBG: Có 4 ca bị đột  biến trong tổng số 41 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 9,8%. Trong số 4 BN bị ĐBG, có  2 trường hợp có đột biến  BRCA1,  1 trường  hợp phát hiện  có đột  biến  BRCA2 và  1 trường hợp không  phải đột  biến gen BRCA mà là 1 trong 7 gen  hay gặp đột biến gây bệnh ung thư vú PALB2. Trong 4 trường hợp có ĐBG đều xảy ra trên bệnh nhân có Ki-67 cao (40%-80%), đột biến gen BRCA1/2 gặp ở nhóm có bộ ba TTNT âm tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA: a cancer journal for clinicians. 2021;71(3):209-249.102.
2. Phạm Duy Hiển, Tạ Văn Tờ, Nguyễn Văn Định (2010). Nghiên cứu xác định đột biến gen BRCA1 và BRCA2 trong ung thư vú ở phụ nữ Việt Nam. Đề tài khoa học cấp nhà nước KC10.06. 67.
3. Lê Thị Minh Chính, Đái Duy Ban, Hoàng Minh Châu và CS (2004). Kết quả nghiên cứu đột biến gen BRCA1 và BRCA2 ở 24 bệnh nhân ung thư vú ở Việt Nam. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống 2004.
4. Ginsburg OM, Dinh NV, To TV, et al. Family history, BRCA mutations and breast cancer in Vietnamese women. Clinical genetics. 2011; 80(1):89-92.
5. Hoàng Anh Vũ, Lê Phương Thảo, Phan Thị Xinh, Đoàn Thị Phương Thảo. Phát hiện đột biến gen BRCA1 trên phụ nữ Việt Nam thuộc nhóm nguy cơ cao bị ung thư vú. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh. 2010;4(14):674-681.
5. Xác định đột biến gen BRCA1 và BRCA2 ở bệnh nhân nữ ung thư vú tại VN : Y học thực hành, tập 741, số 11, 2010 / Lê Thị Phượng, Nguyễn Thu Thúy, Tạ Văn Tờ, Nguyễn Diệu Thúy. Bộ Y tế: 107-111.
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan. Xác định đột biến gen BRCA1, BRCA2 ở bệnh nhân ung thư buồng trứng có hội chứng ung thư vú-buồng trứng di truyền. Luận văn Thạc sĩ. Hóa sinh. Đại học Y Hà Nội.
7. Lê Thị Phượng (2015): xác định tần suất đột biến 185DELAG, 5382INSC trên gen BRCA1 trong 10 gia đình ung thư vú tại tỉnh Hải Dương. Tạp chí Sinh Học, 37(1se): 158-164.
8. Detection of the 5382insC mutation in the Human BRCA1 gene using fluorescent labeled oligonucleotides. Molecular Biology. Vol. 43, No. 6, pp. 930-936.