ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VẬN ĐỘNG SỚM TRÊN BỆNH NHÂN SAU MỔ THAY KHỚP GỐI TOÀN BỘ DO THOÁI HÓA

Thu Hiền Trịnh 1,, Thị Kim Liên Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thoái hóa khớp gối là nguyên nhân thứ 2 gây tàn tật sau bệnh tim mạch ở người có tuổi, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hệ quả của bệnh là đau khớp và tàn tật, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thay khớp gối toàn bộ cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối trở nên phổ biến hiện nay. Phục hồi chức năng sớm sau mổ đóng vai trò hết sức quan trọng giúp giảm phù nề, cải thiện tầm vận động khớp gối, tăng sức mạnh cơ và chức năng chi dưới, tránh các thương tật thứ cấp, giúp bệnh nhân đạt được độc lập trong cuộc sống hàng ngày, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động sớm trên bệnh nhân sau mổ thay khớp gối toàn bộ do thoái hóa khi ra viện và sau mổ 1 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 66 bệnh nhân từ 18-70 tuổi thay khớp gối toàn bộ một bên do thoái hóa tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2021-2022. Đây là nghiên cứu tiến cứu, mô tả, không đối chứng. Kết quả: so với trước tập, khi ra viện và sau 1 tháng, điểm VAS trung bình từ 5.7 giảm xuống 3.5 và 2.4. Mức độ đau chủ yếu là mức nhẹ hoặc vừa khi ra viện và sau 1 tháng. Cải thiện tầm vận động tốt khi ra viện và sau 1 tháng cả về tầm gấp và duỗi khớp gối. Cải thiện điểm chức năng LEFS, KSS so với trước tập có ý nghĩa thống kê. Bệnh nhân có thể đi được với 1 nạng hoặc không sử dụng dụng cụ trợ giúp khi đi lại, bệnh nhân có thể đi được quãng đường >250m sau 1 tháng. Kết luận: Tập phục hồi chức năng sớm sau phẫu thuật thay khớp gối toàn bộ do thoái hóa giúp bệnh nhân cải thiện mức độ đau, tầm vận động khớp và chức năng khớp gối.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Michael JWP, Schlüter-Brust KU, Eysel P. The epidemiology, etiology, diagnosis, and treatment of osteoarthritis of the knee. Dtsch Arzteblatt Int. 2010;107(9):152-162. doi:10.3238/arztebl.2010.0152
2. Liu SC, Hou ZL, Tang QX, Qiao XF, Yang JH, Ji QH. Effect of knee joint function training on joint functional rehabilitation after knee replacement. Medicine (Baltimore). 2018;97(28):e11270. doi:10.1097/MD.00000000000 11270
3. Sattler L, Hing W, Vertullo C. Changes to rehabilitation after total knee replacement. Aust J Gen Pract. 2020;49(9):587-591. doi:10.31128/ AJGP-03-20-5297
4. Artz N, Elvers KT, Lowe CM, Sackley C, Jepson P, Beswick AD. Effectiveness of physiotherapy exercise following total knee replacement: systematic review and meta-analysis. BMC Musculoskelet Disord. 2015;16:15. doi:10.1186/s12891-015-0469-6
5. Kornuijt A, de Kort GJL, Das D, Lenssen AF, van der Weegen W. Recovery of knee range of motion after total knee arthroplasty in the first postoperative weeks: poor recovery can be detected early. Musculoskelet Surg. 2019;103(3):289-297. doi:10.1007/s12306-019-00588-0
6. Stratford PW, Kennedy DM, Wainwright AV. Assessing the patient-specific functional scale’s ability to detect early recovery following total knee arthroplasty. Phys Ther. 2014;94(6):838-844. doi:10.2522/ptj.20130399
7. Turcotte JJ, Kelly ME, Fenn AB, Grover JJ, Wu CA, MacDonald JH. The role of the lower extremity functional scale in predicting surgical outcomes for total joint arthroplasty patients. Arthroplasty. 2022;4:3. doi:10.1186/s42836-021-00106-3
8. Võ Sỹ Quyền NĂng. Đánh Giá Kết Quả Xa Của Phẫu Thuật Thay Khớp Gối Toàn Bộ Tại Bệnh Viện Việt Đức. Luận văn Thạc sỹ Đại học Y Hà Nội; 2017.
9. Goh GS, Bin Abd Razak HR, Tay DKJ, Lo NN, Yeo SJ. Early post-operative oxford knee score and knee society score predict patient satisfaction 2 years after total knee arthroplasty. Arch Orthop Trauma Surg. 2021;141(1):129-137. doi:10.1007/ s00402-020-03612-2