ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG RỐI LOẠN XỬ LÝ CẢM GIÁC Ở TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ

Thế Tài Nguyễn 1,, Doãn Phương Nguyễn 2
1 Đại học Y Hà Nội
2 Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là một nhóm các rối loạn xuất hiện sớm ngay trong thời thơ ấu. Các bất thường về cảm giác thường làm cho các trẻ rối loạn phổ tự kỷ khó khăn trong việc tiếp nhận, xử lí và đáp ứng với các kích thích cũng như khó khăn trong điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng rối loạn xử lý cảm giác ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 75 bệnh nhi rối loạn phổ tự kỷ điều trị tại bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 08/2021 đến tháng 10/2022. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là trẻ nam (85,3%); độ tuổi trung bình 34,92 ± 8,589 tháng; nơi sinh sống chủ yếu ở thành thị (57,4%). Tuổi chẩn đoán trung bình là 28,72 ± 8,072 tháng. Có đến 90,7% trẻ có ít nhất một rối loạn cảm giác, trong đó rối loạn xử lý cảm giác (GLXLCG) thính giác chiếm tỷ lệ cao nhất với 81,3%, thấp nhất là GLXLCG nhận cảm bên trong với 20%. Triệu chứng khởi phát thường gặp nhất là hạn chế về kỹ năng xã hội với 74,7%. Trẻ RLPTK nặng hơn có tỷ lệ RLXLCG cao hơn rõ rệt với 95,2%. Kết luận: Rối loạn xử lý cảm giác là một trong những triệu chứng rất phổ biến của rối loạn phổ tự kỷ. Rối loạn xử lý giác quan thính giác là hay gặp nhất và tỷ lệ rối loạn giác quan cao rõ rệt ở nhóm tự kỷ nặng. Do đó cần phát hiện và can thiệp sớm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Minh TN, Thu TMTX, Hương TNM, Thúy TNTH. Đặc điểm những rối loạn điều hòa cảm giác ở trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ. Tạp Chí Nghiên Cứu Và Thực Hành Nhi Khoa. 2018;2(4).
2. Ayres AJ. Sensory Integration and Learning Disorders. Los Angeles, Calif., Western Psychological Services; 1972. Accessed June 1, 2021.
3. Baio J. Prevalence of Autism Spectrum Disorder Among Children Aged 8 Years — Autism and Developmental Disabilities Monitoring Network, 11 Sites, United States, 2014. MMWR Surveill Summ. 2018;67.
4. Dunn. W (1999). Sensory profile. San Antonio, TX : The Psychological Corporation.
5. Le Couteur A, Rutter M, Lord C, et al. Autism diagnostic interview: a standardized investigator-based instrument. J Autism Dev Disord. 1989;19(3):363-387.
6. Lord C. Follow-up of two-year-olds referred for possible autism. J Child Psychol Psychiatry. 1995;36(8):1365-1382.
7. Soman Pankaj Shah, et al., (2015). Prevalace of Sensory Processing Dysfunction and Pattern on Sensory Profile of children with Autism Devolopmental Disorders in Munbai. A pilot study. India Journal of Occupational Therapy, Vol 47, Number 2.
8. Tomchek SD, Dunn W. Sensory Processing in Children With and Without Autism: A Comparative Study Using the Short Sensory Profile. 2007;61(2):11.