SỰ BIẾN ĐỔI VÀ MỐI LIÊN QUAN CỦA INTERLEUKIN-6 HUYẾT TƯƠNG VỚI BIẾN CHỨNG, TỬ VONG SAU PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI Ở NGƯỜI CAO TUỔI

Hoàng Thế Hùng1,, Nguyễn Trường Giang2, Nguyễn Lĩnh Toàn3, Vũ Nhất Định1
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Cục Quân y
3 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu sự biến đổi và mối liên quan của Interleukin-6 với biến chứng và tử vong sau phẫu thuật gãy đầu trên xương đùi ở người cao tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 bệnh nhân 60 tuổi trở lên gãy đầu trên xương đùi được điều trị bằng phẫu thuật tại Khoa phẫu thuật Khớp – Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình – Bệnh viện Quân y 103. Thời gian từ 4/2020 đến 1/2021. Kết quả: Nồng độ Interleukin 6 đạt đỉnh sau phẫu thuật 1 ngày là 40,65pg/ml. Sau đó giảm dần về giá trị như trước mổ vào ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Nồng độ Interlukin-6 ngày thứ 1 sau phẫu thuật có giá trị nhất để tiên lượng biến chứng sau phẫu thuật với diện tích dưới đường cong AUC là 0,729 với p = 0,019. Điểm cut-off tìm được là 36,9pg/ l có độ nhạy là 55,5%, độ đặc hiệu là 87,5%. Nồng độ Interleukin 6 sau mổ 1 ngày có giá trị tiên lượng tử vong sau mổ 12 tháng với diện tích dưới đường cong là 0,848, p = 0,011. Điểm cut-off tìm được là 18,97pg/l có độ nhạy là 100%, độ đặc hiệu là 71,4%. Kết luận: Nồng độ Interleukin-6 máu tăng nhanh sau phẫu thuật, đạt nồng độ đỉnh vào ngày thứ 1 sau phẫu thuật là 40,65pg/ml, sau đó giảm dần đến ngày thứ 7 sau phẫu thuật trở về giá trị tương đương trước mổ. Nồng độ Interleukin-6 máu ngày thứ 1 sau mổ có giá trị tiên lượng biến chứng và tử vong sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dhanwal D.K., Harvey N.C., et al., (2011) Epidemiology of hip fracture: Worldwide geographic variation. India n journal of orthopaedics. 45(1): p. 15-22.
2. Volpin G., et al., (2014) Cytokine levels (IL-4, IL-6, IL-8 and TGFbeta) as potential biomarkers of systemic inflammatory response in trauma patients. International orthopaedics. 38(6): 1303-9.
3. Kazmi S.S., Stranden E., Kroese A.J., et al., (2010) Pro-inflammatory interleukins in patients operated on for proximal femur fracture. Scand J Clin Lab Invest. 70(3): 158-63.
4. Lim S.J., Lee J.H., et al., (2018) Different Kinetics of Perioperative CRP after Hip Arthroplasty for Elderly Femoral Neck Fracture with Elevated Preoperative CRP. BioMed Research Internationa. 2018: 1-8.
5. Sun T., Liu Z., et al., (2011) Plasma concentrations of pro- and anti- inflammatory cytokines and outcome prediction in elderly hip fracture patients. Injury. 42(7): 707-13.
6. Saribal D., Erdogan S., Bahtiyar N., Caglar Okur S., Mert M., (2019) Inflammatory cytokines IL-6 and TNF-α in patients with hip fracture. Osteoporosis International. 30(5): 1025–1031.
7. Kazmi S.S., Kroese A.J., et al., (2010) Pro-inflammatory interleukins in patients operated on for proximal femur fracture. Scandinavian journal of clinical and laboratory investigation. 70(3): 158-63.
8. Yichayaou Beloosesky, Avital Hershkovitz, Joseph Grinblat A.P., Vivian Barak, (2007) Cytokines and C-Reactive Protein Production in Hip-Fracture-Operated Elderly Patients. Journal of Gerontology: MEDICAL SCIENCES. 62A(4): 420–426.
9. Chen X.X., Li J., et al., (2016) Relationship between Inflammatory Response and Estimated Complication Rate after Total Hip Arthroplasty. Chin Med J (Engl). 129(21): 2546-2551.