ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG ĐỘNG KINH KHÁNG THUỐC Ở TRẺ EM TẠI KHOA THẦN KINH BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN NĂM 2020

Ngô Anh Vinh1,, Hồ Đăng Mười2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh động kinh kháng thuốc ở trẻ em tại khoa Thần kinh - Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An năm 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang trên 32 bệnh nhân được chẩn đoán động kinh kháng thuốc trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 09/2020. Kết quả: Lứa tuổi khởi phát cơn động kinh đầu tiên thường gặp nhất là dưới 3 tuổi (65,7%) và có 53,1% trường hợp có biến đổi cơn lâm sàng theo thời gian. Đa số cơn động kinh đầu tiên thuộc loại cơn toàn thể (chiếm 50%) và cơn cục bộ toàn thể hóa thứ phát (28,1%). Nhóm bệnh nhân thuộc nhóm động kinh toàn thể chiếm 68,8%, và 31,3% thuộc nhóm bệnh nhân động kinh cục bộ. Phần lớn bệnh nhân có tần suất cơn giật hàng tuần (59,4%). Có 90,6% trường hợp chậm phát triển tâm thần - vận động trong đó mức độ nhẹ, trung bình và nặng chiếm tỉ lệ lần lượt là 56,2%, 31,3% và 3,1%. Trên điện não đồ, có 21,9% trường hợp ghi được hình ảnh sóng kịch phát dạng động kinh và 31,3% trường hợp có hình ảnh bất thường của nhu mô não trên cộng hưởng từ. Kết luận: Lứa tuổi khởi phát cơn, thể động kinh toàn thể, chậm phát triển tâm thần – vận động, có sóng kịch phát dạng động kinh trên điện não đồ và hình ảnh bất thường của nhu mô não trên cộng hưởng từ là những yếu tố có thể dự đoán được nguy cơ động kinh kháng thuốc ở trẻ em

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Gogi Kumar (2021). Evaluation and management of drug resistant epilepsy in children, Current Problems in Pediatric and Adolescent Health Care. Crrent Problems in Pediatric and Adolescent Health Care, 51 (7), 101035.
2. Trang Thị Hoàng Mai, Lê Thị Khánh Vân, Nguyễn Lê Trung Hiếu (2019). Yếu tố nguy cơ kháng thuốc trong điều trị động kinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 23(3), tr. 132-139.
3. Matthew M. Zack, MD, Rosemarie Kobau (2017). National and state estimates of the numbers of adults and children with active epilepsy United States, 2015. Center for Disease Control and Prevention, 66(31);821–825.
4. Olusanya BO, Wright SM, Nair MKC, et al (2020). Global Burden of Childhood Epilepsy, Intellectual Disability, and Sensory Impairments. Pediatrics; 146(1). 146(1):e20192623.
5. Irawan Mangunatmadja, Raden Muhammad Indra, Dwi Putro Widodo, et al (2021). Risk Factors for Drug Resistance in Epileptic Children with Age of Onset above Five Years: A Case-Control. Behavioural Neurology.
6. Pakize Karaoğlu, Uluç Yaş, Ayşe İpek Polat, et al (2021). Clinical predictors of drug-resistant epilepsy in children. Turkish Journal of Medical Sciences; 51(3):1249-1252.
7. Đặng Anh Tuấn (2018). Nghiên cứu lâm sàng, tổn thương não và các yếu tố liên quan đến động kinh cục bộ kháng thuốc ở trẻ em. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Sơn, Ninh Thị Ứng (2010). Nghiên cứu sự biến đổi điện não đồ ở trẻ em 6-15 tuổi bị động kinh trước và sau điều trị bằng Topiramate. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14(4), 1-9.
9. Lê Văn Tuấn và Cs (2014). Các yếu tố nguy cơ liên quan đến động kinh trẻ em. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1), 521-527.