SO SÁNH TÁC DỤNG GIẢI GIÃN CƠ ROCURONIUM CỦA SUGAMMADEX SO VỚI NEOSTIGMIN SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC

Nguyễn Đức Phương1,, Nguyễn Thành Long1, Trần Văn Nam1, Công Quyết Thắng2
1 Bệnh viện Phổi Trung Ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: So sánh tác dụng giải giãn cơ rocuronium của sugammadex so với neostigmin sau phẫu thuật nội soi lồng ngực. Đối tượng và phương pháp: Sử dụng thiết kế nghiên cứu tiến cứu, can thiệp lâm sàng có đối chứng. Nhóm 1: 57 BN phẫu thuật nội soi lồng ngực hóa giải thuốc giãn cơ với sugammadex 2mg/kg Nhóm 2: 57 BN phẫu thuật nội soi lồng ngực hóa giải thuốc giãn cơ với hỗn hợp neostigmin 0.05mg/kg – atropin 0.01mg/kg. Kết quả: Thời gian từ khi tiêm giải giãn cơ đến khi đạt TOF ≥ 0,7 và TOF ≥ 0,9 ở nhóm sugammadex là nhanh hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm neostigmin với p < 0,05. Không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa giá trị trung bình BIS khi giải giãn cơ và khi rút nội khí quản. Các tác dụng không mong muốn như khô miệng, buồn nôn, nhịp chậm, buồn nôn gặp nhiều ở nhóm bệnh nhân giải giãn cơ bằng neostigmin. Kết luận: Giải giãn cơ rocuronium sau phẫu thuật nội soi lồng ngực bằng sugammadex hiệu quả hơn so với neostigmin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. G. S. Murphy, M. J. Avram, S. B. Greenberg et al. (2021), Neuromuscular and Clinical Recovery in Thoracic Surgical Patients Reversed With Neostigmine or Sugammadex, Anesth Analg, 133(2), 435-444.
2. Murphy G S (2016), The Development and Regulatory History of Sugammadex in the United States, Anesthesia Patient Safety Foundation.
3. Choi ES, Oh AY, Koo BW et al (2017), Comparison of reversal with neostigmine of low‐dose rocuronium vs. reversal with sugammadex of high‐dose rocuronium for a short procedure, Anaesthesia, 72(10), 1185-1190.
4. Yu Yulong, Wang Huijun, Bao Qianqian et al (2022), Sugammadex Versus Neostigmine for Neuromuscular Block Reversal and Postoperative Pulmonary Complications in Patients Undergoing Resection of Lung Cancer, Journal of Cardiothoracic and Vascular Anesthesia, 36(9), 3626-3633.
5. Phạm Quang Minh, Lê Huy Thế (2022), So sánh kết quả giải giãn cơ của sugammadex liều 1mg/kg hoặc 0,5mg/kg với neostigmin liều 40mcg/kg tại mức TOF 0,25 Tạp chí Y học Việt Nam, 2(513), 154-158.
6. Nag Kusha, Singh Dewan Roshan, Shetti Akshaya N et al (2013), Sugammadex: A revolutionary drug in neuromuscular pharmacology, Anesthesia, Essays and Researches, 7(3), 302-306.
7. Phạm Thị Vân Anh (2020), So sánh hiệu quả giải giãn cơ của sugammadex so với neostigmin trong phẫu thuật nội soi u tuyến thượng thận, Luận văn chuyên khoa II, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Ngô Văn Định, Nguyễn Mạnh Cường, Phạm Văn Đông và cs (2018), So sánh tác dụng hóa giải giãn cơ của Sugammadex với Neostigmin sau phẫu thuật nội soi ổ bụng ở người cao tuổi/ Tạp chí Y học Việt Nam, 1 và 2(473), 154-158.