NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG KHÁNG VIÊM CỦA CAO CHUẨN HOÁ KIỂM SOÁT HÀM LƯỢNG CÁC CURCUMINOID TỪ THÂN RỄ NGHỆ VÀNG (RHIZOMA CURCUMA LONGA L.) TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG

Nguyễn Thị Hồng Ngọc1, Nguyễn Diệp Huy Phong1, Hồ Thanh Phát1, Nguyễn Hoàng Tính1, Bùi Thảo Nhi1, Nguyễn Văn Luân1, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: thân rễ nghệ vàng (Rhizoma Curcumae longae) là dược liệu rất thông dụng được trồng nhiều tại Đông Nam Á với nhiều công dụng hữu ích như kháng khuẩn, hỗ trợ điều trị ung thư, kháng viêm, viêm loét dạ dày [1]. Đã có nhiều nghiên cứu dược lý về thân rễ nghệ vàng nhưng hầu như chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác dụng dược lý của cao chuẩn hóa kiểm soát các hàm lượng các curcuminoid liên quan tác dụng kháng viêm có trong thân rễ nghệ vàng. Do đó việc đánh giá tác dụng kháng viêm trên in vivo của cao chuẩn hóa thành phần cucumin I, II, III giúp nâng cao chất lượng và cải thiện tình trạng viêm cho các chế phẩm bào chế từ  và cao chuẩn hóa dược liệu thân rễ nghệ vàng là một nhu cầu cấp thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác dụng kháng viêm của cao chuẩn hoá kiểm soát hàm lượng các cucumin I, II, III từ thân rễ nghệ vàng trên chuột nhắt trắng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cao chuẩn hóa Nghệ vàng có kiểm soát hàm lượng cucumin I, II, III được xác định bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép với đầu dò dãy diod quang (HPLC/PDA). Sử dụng mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carrageenan và đo độ phù chân chuột để đánh giá tác dụng kháng viêm. Kết quả: Cao chuẩn hoá nghệ ở cả 2 liều 0,4 g/kg và 0,8g/kg đều thể hiện tác dụng kháng viêm trên mô hình gây phù gang bàn chân chuột bởi carrageenan cấp. Trong đó 0,8 g/kg đều làm giảm mức độ viêm chân chuột đạt ý nghĩa thống kê so với lô chứng sinh lý và thể hiện tác dụng kháng viêm tương tự như diclofenac. Kết luận: Cao chuẩn hoá nghệ vàng 0,8 g/kg cho tác dụng kháng viêm tốt trên chuột nhắt trắng tương đương diclofenac 0,05g/kg.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Fan-Cheng Meng et al (2018), "Turmeric: A review of its chemical composition, qualtity control, bioactivity, and Pharmaceutical application", Natural and Artificial Flavoring Agents and Food Dyes,pp. 299-350.
2. Viện Dược liệu (2004), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I-II, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 383-391 (II), 1102-1104 (II).
3. Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc Đông y, thuốc từ dược liệu. Ban hành Quyết định số 141/QĐ-K2ĐT ngày 27/10/2015, tr 13-17.
4. Chandrashekar K. S. et al. (2010), Anti-inflammatory activity of Moringa oleiferastem bark extracts against carrageenen induced rat paw edema, Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 2(3): 179-181.
5. Refs: Blassan P. Geogro, Thangrai Parimelazhagan (2013), Anti-inflammatory, analgesis and antipyretic activities of Rubus ellipticus. Smith leaf methanol extract, International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 5(2), 220-224;
6. Collin Rudolf Nobbs Gereniu, Periaswamy Sivagnanam Saravana, Byung-Soo Chun, Recovery of carrageenan from Solomon Islands red seaweed using ionic liquid-assisted subcritical water extraction, Separation and Purification Technology Volume 196, 8 May 2018, Pages 309-317
7. NSAIDs and cardiovascular risk, Prescriber Update 40(2): 26-28 June 2019, medsafe New Zealand Medicines and Medical Devices Safety Authority.
8. J.M. Cooney, M.P.G. Barnett, Y.E.M. Dommels, et al. A combined omics approach to evaluate the effects of dietary curcumin on colon inflammation in the Mdr1a−/− mouse model of inflammatory bowel disease. J Nutr Biochem, 27 (2016), pp. 181-192