VAI TRÒ THỞ MÁY ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM NẶNG CHO BỆNH NHÂN TIM BẨM SINH CÓ TĂNG LƯU LƯỢNG MÁU LÊN PHỔI

Đoàn Thị Linh 1, Lê Hồng Quang 2,, Nguyễn Ngọc Sáng 1, Nguyễn Thị Vân Anh 2, Phạm Thị Ngọc Anh 2, Ngô Thanh Huyền 2
1 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
2 Bệnh viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét vai trò Đánh giá hiệu quả của thở máy áp lực dương liên tục đường mũi (N-CPAP) trong điều trị bệnh nhân suy tim nặng do bệnh tim bẩm sinh nhóm tăng lưu lượng máu lên phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp can thiệp (E ko rõ co nên sử dụng cái này ko: Nghiên cứu bán thực nghiệm một nhóm) được tiến hành từ tháng 08 năm 2021 đến tháng 07 năm 2022 để đánh giá tính hiệu quả của liệu pháp điều trị suy tim nằng (độ IV) sử dụng N-CPAP cho tất cả các bệnh nhân từ 2 tháng  đến 16 tuổi  chẩn đoán mắc tim bẩm sinh nhóm tăng lưu lượng máu lên phổi tại đơn nguyên Điều trị tích cực Tim mạch Nội khoa- Khoa Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: Tổng số có 42 bệnh nhân được nghiên cứu, tuổi từ 2 tháng đến 60 tháng tuổi, tuổi trung bình là 5.49 ± 4,6 tháng, cân nặng trung bình 8,32 ± 5,67 kg. Bệnh thường gặp nhất là thông liên thất (33,2%). Tỷ lệ thở N-CPAP thành công là 29 bệnh nhân (69%), thất bại là 13 bệnh nhân (31%), với thời gian nằm viện trung bình 7,26 ± 5,67 ngày với nhóm thành công và 14,2 ± 2,8 ngày với nhóm thất bại. Tỷ lệ  bệnh nhân suy tim độ IV giảm từ  100% xuống 21,4 % sau điều trị bằng N-CPAP. Tần số tim trước 150,26 ± 19,50 nhịp/phút, sau 125,99 ± 17,07 nhịp/phút, nhịp thở trước là 58,84 ± 4,90 nhịp/phút, sau là 39,96 ± 4,68 nhịp/phút, chỉ số SpO2 trước là 72,93 ± 9,52%, sau là 95,20 ± 7,07 (p < 0,01). Chỉ số khí máu: pH trước là 7,25 ± 0,07 mmHg, sau là 7,38 ± 0,05 mmHg (p < 0,001). Có 2 biến chứng do thở N-CPAP là loét mũi do cố định canuyn là 16,7% và chướng bụng là 11,9%. Kết luận: Thở máy áp lực dương liên tục qua mũi giúp cải thiện mức độ suy tim nặng cho bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh nhóm tăng lưu lượng máu lên phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nandi D, Rossano J.W. Epidemiology and cost of heart failure in children. Cardiol Young. 2015; 25(8):1460-1468.
2. Châu Ngọc Hoa, Đặng Vạn Phước, Trương Quang Bình. Sinh lý bệnh của suy tim. Suy tim trong thực hành lâm sàng. Nhà xuất bản Y học Hà nội. 2014;15-29.
3. Robert D. Ross. The Ross Classification for Heart Failure in Children After 25 Years: A Review and an Age-Stratified Revision. Pediatr Cardiol. 2012;33(8):1295-1300.
4. Masip J. el at. Indications and practical approach to non-invasive ventilation in acute heart failure. Eur Heart J. 2018;39(1):17-25.
5. Marco Zuin et al. Worsening hypoxemia with mechanical ventilation in posttraumatic ventricular septal defect. Intensive Care Medicine. 2019; 45(11):1647-1648.
6. Amaddeo A et al. Continuous positive airway pressure improves work of breathing in pediatric chronic heart failure. Sleep Med. 2021;83:99-105.
7. Amaddeo A, et al. Non-invasive Ventilation and CPAP Failure in Children and Indications for Invasive Ventilation. Front Pediatr. 2020;8:1-2
8. Ngô Anh Vinh, Phạm Hữu Hoà và Nguyễn Thị Mai Hoàn. Kết quả điều trị suy tim ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022;2:184,185.
9. Nguyễn Thị Yến, Trần Duy Vũ, Lê Thị Hồng Hanh. Hiệu quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương.Tạp chí Y học Việt Nam. 2021;tập506(1);tháng 9:3.
10. Hemang Gandhi et al. Elective nasal continuous positive airway pressure to support respiration after prolonged ventilation in infants after congenital cardiac surgery. Annals of Pediatric Cardiology. 2017;10(1):27-29.