HOẠT ĐỘNG THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG TẠI ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN

Nguyễn Thị Thảo Ngân1, Trần Trịnh Quốc Việt1,, Huỳnh Thụy Phương Hồng1
1 Đại học Y Dược TP. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mức độ không hoạt động thể chất ngày càng gia tăng có tác động tiêu cực đến mọi mặt của xã hội. Trong đó, tỷ lệ hoạt động thể chất không đủ theo các nghiên cứu tương đối cao ở đối tượng là nhân viên y tế và đặc biệt là điều dưỡng. Một số nghiên cứu quốc tế và trong nước chỉ ra sinh viên điều dưỡng cũng có tỉ lệ hoạt động thể chất không đạt khuyến nghị. Tuy nhiên, hiện các nghiên cứu về hoạt động thể chất liên quan đến ở sinh viên Điều dưỡng được tìm thấy còn hạn chế ở Việt Nam. Chính vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát “Hoạt Động Thể Chất của sinh viên Điều dưỡng tại Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan”. Mục tiêu: Khảo sát mức độ hoạt động thể chất ở sinh viên Điều dưỡng, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả có phân tích, thực hiện trên 311 sinh viên bốn lớp Cử nhân Điều dưỡng chính quy Đại học Y Dược TPHCM, khảo sát trực tuyến, thời gian từ tháng 4-7/2023. Phân tích số liệu bằng mềm Stata 12 dùng phép kiểm Krusal Wallis, Man-whittney, tương quan Spearman và khoảng tin cậy 95% để tìm các mối liên quan. Kết quả: Hơn một nửa tổng số sinh viên tham gia nghiên cứu có mức độ hoạt động thể chất thấp với tỷ lệ chiếm 52,4%, trong khi mức độ hoạt động thể chất trung bình và cao lần lượt là 37,3% và 10,3%. Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hoạt động thể chất và yếu tố giới tính với p=0,0013. Nghiên cứu chưa ghi nhận mối liên quan với các yếu tố còn lại là năm học, tham gia câu lạc bộ, phân loại BMI và nơi ở hiện tại (p>0,05). Kết luận: Nghiên cứu cho thấy sinh viên Cử nhân Điều dưỡng đang học tại Đại học Y Dược TPHCM năm học 2022 – 2023 có mức độ hoạt động thể chất không đủ khá cao, đồng thời ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ hoạt động thể chất của sinh viên và yếu tố giới tính. Về các yếu tố còn lại, nghiên cứu chưa tìm ra sự khác biệt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Organization WH. Physical Activity. Accessed 2/1, 2023. http://www.who.int/news-room/fact- sheets/detail/physical-activity
2. Raikan Buyukavci SA, Ummuhan Akturk. The relationship between musculoskeletal disorders and physical activity among nursing students. 2020; 9(2):462-7doi:10.5455/ medscience.2020.09.9252
3. Reed JL, Prince SA, Pipe AL, et al. Influence of the workplace on physical activity and cardiometabolic health: Results of the multi-centre cross-sectional Champlain Nurses' study. Int J Nurs Stud. May 2018;81: 49-60. doi: 10.1016/ j.ijnurstu.2018.02.001
4. Apichai Wattanapisit KF, U domainsak Saengow and Surasak Viitpongjinda. Physical activity among medical students in Southern Thailand: a mixed methods study. BMJ Open 2018; 6(9) doi: https://bmjopen.bmj.com/ content/6/9/e013479
5. Đặng Thị Thu Hằng. Hoạt động thể lực của sinh viên hệ cử nhân dinh dưỡng Đại học Y Hà Nội. 2018;
6. Ngô Thị Tâm. Thực Trạng Hoạt Động Thể Lực Của Sinh Viên Trường Đại Học Y Hà Nội Và Một

Số Yếu Tố Liên Quan Năm 2022. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2023;64(1)
7. Trần Thái Thạnh PVC. Thực trạng hoạt động thể lực của sinh viên Trường Cao đẳng y tế Đắk Lắk và một số yếu tố liên quan năm 2018. Tạp chí Y học thực hành. 2018;1076:42-45.
8. Phạm Việt Cường. Thực trạng hoạt động thể lực và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường cao đẳng y tế an giang năm 2020. Thư viện Y học. 2020;
9. Kokko S, Martin L, Geidne S, et al. Does sports club participation contribute to physical activity among children and adolescents? A comparison across six European countries. Scandinavian journal of public health. 2019;47(8):851-858.
10. Telford RM, Telford RD, Cochrane T, Cunningham RB, Olive LS, Davey R. The influence of sport club participation on physical activity, fitness and body fat during childhood and adolescence: The LOOK Longitudinal Study. Journal of science and medicine in sport. 2016;19(5):400-406.