ỨNG DỤNG KỸ THUẬT PCR ĐA MỒI TRONG CHẨN ĐOÁN CĂN NGUYÊN GÂY NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG HÔ HẤP VÀ MỐI TƯƠNG QUAN VỚI NHIỄM TRÙNG HÔ HẤP THỨ PHÁT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hoàng Ngọc Bảo Mi1, Nguyễn Hữu Huy1,, Đỗ Khánh Vy1, Dương Thị Thanh Hương1, Trần Thiện Toàn1, Nguyễn Thị Băng Sương1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới là bệnh lý khá phổ biến, mắc phải ở nhiều độ tuổi khác nhau và có thể để lại nhiều tác động có hại tới sức khỏe. Việc xét nghiệm chẩn đoán được tác nhân gây bệnh là điều hết sức cần thiết, từ đó có được phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả. Mục tiêu: Khảo sát căn nguyên gây nhiễm trùng hô hấp dưới và mối tương quan với nhiễm khuẩn thứ phát. Đối tượng - Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 82 bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng hô hấp dưới cấp tính điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM từ 11/2021 – 01/2023. Bệnh nhân được làm xét nghiệm multiplex PCR bằng Respiratory panel assays panel 1 và panel 4 của Seegene và nuôi cấy vi khuẩn tự động trên hệ thống Vitek 2 compact. Kết quả: Tỷ lệ PCR dương tính với tác nhân gây bệnh là 43,9%. Tác nhân thường gặp nhất đối với vi khuẩn là Haemophilus influenza (25%.), với vi rút là cúm B (13,9%). Nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát tăng gấp 12 lần khi tác nhân nhiễm trùng nguyên phát là vi rút. Kết luận: Real- time PCR đa mồi giúp tăng khả năng phát hiện căn nguyên gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới đặc biệt là virus và vi khuẩn nội bào, vi khuẩn khó nuôi cấy, qua đó có thể hạn chế việc lạm dụng kháng sinh hoặc lựa chọn kháng sinh phù hợp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abdelsalam, M. F. A., Abdalla, M. S., & El- Abhar, H. S. E. D. (2018). Prospective,



comparative clinical study between high-dose colistin monotherapy and colistin–meropenem combination therapy for treatment of hospital- acquired pneumonia and ventilator-associated pneumonia caused by multidrug-resistant Klebsiella pneumoniae. Journal of global antimicrobial resistance, 15, 127-135.
2. Agard, M. J., Ozer, E. A., Morris, A. R., Piseaux, R., & Hauser, A. R. (2019). A genomic approach to identify Klebsiella pneumoniae and Acinetobacter baumannii strains with enhanced competitive fitness in the lungs during multistrain pneumonia. Infection and immunity, 87(6), 10-1128.
3. GBD. 2016 Lower Respiratory Infections Collaborators. Estimates of the global, regional, and national morbidity, mortality, and aetiologies of lower respiratory infections in 195 countries, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. Lancet Infect Dis. 2018;18(11):1191–210.

4. Ieven M. Aetiology of lower respiratory tract infection in adults in primary care: a prospective study in 11 European countries. Clinical Microbiology and Infection. Published online 2018:6.
5. Kalil, A. C., & Thomas, P. G. (2019). Influenza virus-related critical illness: pathophysiology and epidemiology. Critical Care, 23(1), 1-7.
6. Meskill, S. D., & O’Bryant, S. C. (2020). Respiratory virus co-infection in acute respiratory infections in children. Current infectious disease reports, 22(1), 1-8.
7. Ngân, T. T., Hoàn, L., Hằng, L. M., Hồng, Đ.
T. T., Quỳnh, N. T. N., & Châu, T. M. (2022).
35. Giá trị của real-time pcr đa mồi trong xác định căn nguyên nhiễm trùng đường hô hấp dưới cộng đồng. Tạp chí Nghiên cứu Y học, 156(8), 294-300.
8. Tavares, L. P., Teixeira, M. M., & Garcia, C.
C. (2017). The inflammatory response triggered by Influenza virus: a two edged sword. Inflammation research, 66(4), 283-302.