ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT U TUYẾN YÊN ĐƯỜNG NỘI SOI QUA XOANG BƯỚM CÓ SỬ DỤNG ĐỊNH VỊ TỪ

Nguyễn Xuân Nam 1,, Cao Minh Hưng 1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá kết quả phẫu thuật u tuyến yên bằng phương pháp nội soi qua xoang  bướm có sử dụng định vị từ. Đối tượng nghiên cúu: 34 bệnh nhân u tuyến yên được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi qua xoang bướm có sử dụng định vị từ tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả từng ca có can thiệp. Kết quả: 12 bệnh nhân nam, 22 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình là 42. Có 30/34 bệnh nhân là u tuyến yên. 2/34 bệnh nhân là u sọ hầu. Triệu chứng thường găp: đau đầu 76.5%, giảm thị lực 61.8%, tăng tiết sữa 14.7%, vô kinh 2,9%, to viễn cực 5,8%. Thời gian lắp đặt định vị trung bình là 11 ± 4 phút, bao gồm cố định đầu, định vị, đăng kí định vị. Độ chính xác của máy định vị là: 0.7 ± 0.2mm. Với sự hướng dẫn của định vị, lỗ thông xoang bướm, sàn hố yên và các cấu trúc quan trọng được xác định dễ dàng, chính xác. Các biến chứng trong mổ: 20,6% rò dịch não tuỷ, 8,8% chảy máu. Không có tử vong, chảy dịch não tuỷ sau mổ. Kết luận: Phẫu thuật u tuyến yên đường nội soi qua xoang bướm có sử dụng định vị từ là phương pháp xâm lấn tối thiểu, có khả năng lấy u cao, ít biến chứng, bảo tồn được chức năng sinh lý cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đồng Văn Hệ, Lý Công Định và T. T. T. Hằng (2013), "Phẫu thuật nội soi u tuyến yên- kết quả bước đầu và triển vọng mới", Tạp chí y học Việt Nam, 405, tr. 67-68.
2. Kiều Đình Hùng, Nguyễn Tiến Hùng và Cao Minh Thành (2012), "Phẫu thuật nội soi u vùng hố yên tại Bệnh viện Đại hoc Y Hà Nội”", Y học Thành phố Hồ Chí Minh 201.
3. Mortini P, B. R. Losa M và Boari N (2005), "Results of transsphenoidal surgery in a large series of patients with pituitary adenoma", Neurosurgery, 56(6), tr. 1222-1233.
4. B. Anusha, A. Baharudin, R. Philip và các cộng sự. (2015), "Anatomical variants of surgically important landmarks in the sphenoid sinus: a radiologic study in Southeast Asian patients", Surg Radiol Anat.
5. Priyadarshini D1, Latha V PRABHU1, Ashvini KUMAR2 và các cộng sự. ( 2015, Vol: 25, No: 2, 289-293), "The Anatomical Variations in the Neurovascular Relations of the Sphenoid Sinus: An Evaluation by Coronal Computed Tomography", Turk Neurosurg, 25(2), tr. 289 - 293.
6. William T. Couldwell (2004), "Transsphenoidal and Transcranial Surgery for Pituitary Adenomas", Journal of Neuro-Oncology, 69(1), tr. 237-256.