KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH LANG BEN Ở TRẺ NHŨ NHI BẰNG BÔI KEM CLOTRIMAZOL 1%

Trần Cẩm Vân 1, Trương Văn Huân 1,, Nguyễn Hữu Sáu 1,2
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị bệnh lang ben ở trẻ nhũ nhi bằng bôi kem Clotrimazol 1%. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 46 trẻ từ 2-24 tháng tuổi được chẩn đoán bệnh lang ben. Trẻ được điều trị bằng kem clotrimazol 1%, bôi vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ trong 2 tuần liên tiếp. Đánh giá kết quả điều trị sau 2 tuần và 4 tuần, khỏi bệnh khi kết quả soi nấm trực tiếp âm tính. Kết quả: sau 2 tuần điều trị, 2/7 trẻ đã hết vảy da, 97,8% trẻ không có sự thay đổi màu sắc dát, 1 trẻ giảm diện tích tổn thương từ trên 10% xuống còn dưới 10%, 80,4% trẻ đã có kết quả soi tươi nấm âm tính và sau 4 tuần điều trị thì không có trường hợp nào soi tươi nấm dương tính. Sau 2 tuần, 63% trẻ đã không còn nấm mọc khi nuôi cấy. Sau 4 tuần điều trị, 8 trẻ khám lại đều có kết quả nuôi cấy nấm âm tính. Hai yếu tố bôi thuốc đầy đủ theo hướng dẫn và phơi quần áo dưới ánh nắng trực tiếp có liên quan đến kết quả điều trị (p < 0,05), làm tăng tỷ lệ khỏi sau 2 tuần. Kết luận: Clotrimazol 1% bôi tại chỗ có hiệu quả trong điều trị bệnh lang ben ở trẻ em dưới 2 tuổi. Bôi thuốc đầy đủ theo hướng dẫn và phơi quần áo dưới ánh nắng trực tiếp làm tăng hiệu quả điều trị (p < 0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Isa-Isa, R., et al., [Pityriasis versicolor in infants under one year of age. A report of 92 cases]. Rev Iberoam Micol, 2001. 18(3): p. 109-12.
2. Lê Hữu Doanh, Lang ben, Bệnh học Da liễu tập 1. 2017, Hà Nội: Nhà xuất bản y học.
3. Nanda, A., et al., Pityriasis (tinea) versicolor in infancy. Pediatr Dermatol, 1988. 5(4): p. 260-2.
4. Hoàng Thị Vân, Hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng Fluconazole tại bệnh viện da liễu Trung ương. 2016, Trường đại học y Hà Nội.
5. Phạm Thu Hiền, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, độ pH da và hiệu quả điều trị bệnh lang ben bằng Fluconazole 400 mg liều duy nhất. 2014, Trường đại học y Hà Nội.
6. Levitt, J.O., et al., The sensitivity and specificity of potassium hydroxide smear and fungal culture relative to clinical assessment in the evaluation of tinea pedis: a pooled analysis. Dermatol Res Pract, 2010. 2010: p. 764843.