ĐẶC ĐIỂM NỒNG ĐỘ ALBUMIN HUYẾT THANH TẠI THỜI ĐIỂM NHẬP VIỆN TRÊN BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN

Đoàn Duy Thành1, Bùi Thị Hương Giang1,2,, Nguyễn Tú Anh1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Albumin là một protein trong huyết thanh đảm nhận nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý của cơ thể, nồng độ albumin huyết thanh có nhiều biến đổi phụ thuộc vào từng bệnh cảnh lâm sàng trong đó bệnh cảnh sốc nhiễm khuẩn với nhiều biến đổi mang hệ thống phức tạp, nghiên cứu này nhằm mô tả đặc điểm nồng độ albumin ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại thời điểm nhập viện. Phương pháp: mô tả cắt ngang trên 200 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn và điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023. Kết quả: Trong 200 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu, bệnh nhân nam chiếm 65,5%, bệnh nhân nữ chiếm 34,5%. Tuổi trung bình các bệnh nhân nghiên cứu là 58,27 ± 18,42 tuổi, lớn nhất là 91 tuổi, nhỏ nhất là 18 tuổi. Trong nghiên cứu, sốc nhiễm khuẩn với ổ nhiễm khuẩn khởi phát từ đường hô hấp là chủ yếu với 51%. Nồng độ albumin huyết thanh trung bình là 26,3 ± 5,85 g/l, cao nhất 45,6 g/l, thấp nhất 11,3 g/l, trong đó tỷ lệ albumin dưới 25 g/l chiếm 40%. Nồng độ albumin huyết thanh ở bệnh nhân nam và nữ và giữa các nhóm BMI là không có sự khác biệt với p > 0.05, các chỉ số SOFA, APACHE II cao hơn ở nhóm bệnh nhân có nồng độ albumin huyết thanh dưới 25 g/l (12,14 so với 11,11, 19,24 so với 17,56 với p < 0,05). Kết luận: Bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn có xu hướng giảm nồng độ albumin huyết thanh, các yếu tố giới, nhóm tuổi, BMI và đường vào sốc nhiễm khuẩn không gây nên sự khác biệt về nồng độ albumin huyết thanh. Nhóm bệnh nhân có nồng độ albumin huyết thanh dưới 25 g/l có điểm SOFA, điểm APACHE II cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vincent J.-L., et al (2003). Hypoalbuminemia in acute illness: is there a rationale for intervention? A meta-analysis of cohort studies and controlled trials. Ann Surg, 237(3), 319–334.
2. Yin M., Si L., et al (2018). Predictive Value of Serum Albumin Level for the Prognosis of Severe Sepsis Without Exogenous Human Albumin Administration: A Prospective Cohort Study. J Intensive Care Med, 33(12), 687–694.
3. Singer M., et al. (2016). The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, 315(8), 801.
4. Diễm HN và cộng sự (2020). Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2017-2019.
5. Caironi P, et al (2014). Albumin Replacement in Patients with Severe Sepsis or Septic Shock. New England Journal of Medicine.370(15):1412-1421.
6. Akirov, Amit, et al (2017). "Low albumin levels are associated with mortality risk in hospitalized patients." The American journal of medicine 130.12: 1465-e11.
7. Sun J.-K., et al (2015). Risk factors and prognosis of hypoalbuminemia in surgical septic patients. PeerJ, 3, e1267.
8. Mayr, Florian B., et al (2010). "Infection rate and acute organ dysfunction risk as explanations for racial differences in severe sepsis." Jama 303.24: 2495-2503.