ĐẶC ĐIỂM CÁC TÁC NHÂN VI SINH Ở BỆNH NHÂN GHÉP GIÁC MẠC ĐƯỢC CHIẾU TIA GAMMA

Dương Nguyễn Việt Hương1,, Nguyễn Tiến Đạt1, Nguyễn Tiến Đạt1, Phạm Nguyên Huân2, Lâm Minh Vinh2, Vũ Thị Việt Thu2, Võ Quang Minh1, Võ Thị Hoàng Lan 1
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi sinh ở bệnh nhân ghép giác mạc được chiếu tia gamma. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả trên các mắt viêm loét giác mạc thủng hoặc doạ thủng được điều trị bằng phương pháp ghép giác mạc được chiếu tia gamma tại Bệnh viện Mắt thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2018 đến tháng 08/2023. Tiến hành thu thập và phân tích các thông tin về dịch tễ, đặc điểm lâm sàng, kết quả vi sinh, kết quả điều trị. Kết quả: Ghi nhận 33 mắt của 33 bệnh nhân với thời gian theo dõi 3 – 24 tháng. Nấm (66,7%) là tác nhân thường gặp nhất sau đó tới vi khuẩn (18,2%) và HSV-1 (15,1%). 90,5% mắt nhiễm nấm được xác định dựa vào soi tươi và giải phẫu bệnh. PCR giúp phát hiện 1 trường hợp nhiễm microsporidia và 2 trên 5 trường hợp nhiễm HSV-1. Đặc điểm lâm sàng là yếu tố quan trọng giúp chẩn đoán tác nhân vi khuẩn (100% trường hợp) và HSV-1 (60% trường hợp). Ghi nhận 32 trên 33 mắt bảo tồn được về mặt cấu trúc sau điều trị ghép giác mạc được chiếu tia gamma. Kết luận: Xác định chính xác tác nhân vi sinh và ghép giác mạc được chiếu tia gamma ở thời điểm thích hợp là các yếu tố quan trọng giúp tiên lượng khả năng bảo tồn nhãn cầu trong viêm loét giác mạc nặng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Wee SW, Choi SU, Kim JC. Deep anterior lamellar keratoplasty using irradiated acellular cornea with amniotic membrane transplantation for intractable ocular surface diseases. Korean J Ophthalmol. 2015;29(2):79-85.
2. Utine CA, Tzu JH, Akpek EK. Lamellar keratoplasty using gamma-irradiated corneal lenticules. Am J Ophthalmol. 2011;151(1):170-174.e1.
3. Corrales GA, S SJ, Kallakury B. Therapeutic Penetrating Keratoplasty Using Full-Thickness Gamma-Irradiated Sterile Cornea Tissue (VisionGraft®). OW-011 Rev A. 2015.
4. Mathews PM, Fogla R, Samayoa E, VanCourt S, Akpek EK. Long-term clinical outcomes of keratoplasty using gamma-irradiated corneal lenticules. BMJ Open Ophthalmol. 2019;4(1): e000396. Published 2019 Nov 10.
5. Du N., Du N. Z., Qi C. J., et al. (1979), "Therapeutic keratoplasty in the management of purulent corneal ulceration: report of 100 cases", pp.
6. Sanders N. Penetrating keratoplasty in treatment of fungus keratitis. Am J Ophthalmol. 1970;70(1): 24-30.
7. Killingsworth DW, Stern GA, Driebe WT, Knapp A, Dragon DM. Results of therapeutic penetrating keratoplasty. Ophthalmology. 1993;100(4):534-541.
8. Cobo LM, Coster DJ, Rice NS, Jones BR. Prognosis and management of corneal transplantation for herpetic keratitis. Arch Ophthalmol. 1980;98(10):1755-1759.
9. Polack FM, Kaufman HE. Penetrating keratoplasty in herpetic keratitis. Am J Ophthalmol. 1972;73(6):908-913.
10. Panda A, Kumar TS. Prognosis of keratoplasty in viral keratitis. Ann Ophthalmol. 1991;23(11): 410-413.