KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO VỠ XƯƠNG SỌ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Minh Hải Vũ 1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét tỉ lệ, triệu chứng lâm sàng, hình ảnh chụp cắt lớp vi tính và kết quả điều trị 68 bệnh nhân chấn thương sọ não vỡ xương sọ. Phương pháp: Mô tả cắt ngang 68 bệnh nhân chấn thương sọ não vỡ xương sọ điều trị tại Khoa Phẫu thuật thần kinh–Cột sống bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2020. Kết quả: 68 bệnh nhân vỡ xương sọ do chấn thương trong tổng số 534 bệnh nhân chấn thương sọ não trong khoảng thời gian 8 tháng, chiếm tỉ lệ (12,7%) gồm 56 nam (82,4%); 12 nữ (17,6%); Tuổi nhỏ nhất: 3; Tuổi cao nhất: 96; Tuổi trung bình: 33,26 ± 22,15 tuổi. Nguyên nhân do tai nạn giao thông (63,2%); tai nạn sinh hoạt (29,5%); tai nạn lao động (4,4%); bao lực chiếm (2,9%). Triệu chứng lâm sàng đau đầu chiếm (88,2%); nôn (29,4%); vết thương vùng đầu (33,8%); sưng nề, tụ máu dưới da đầu (27,9%); bầm tím quanh mắt (20,6%). Đa số bệnh nhân mức độ nhẹ (GCS: 14-15 điểm: 91,2%). Chụp cắt lớp vi tính thấy: Vỡ vòm sọ chiếm (79,4%), vỡ nền sọ (20,6%); máu tụ ngoài màng cứng chiếm (39,7%), máu tụ dưới màng cứng cấp tính (33,8%), chảy máu màng mềm (27,9%). Đa số điều trị nội khoa chiếm (88,2%), chỉ có (11,8%) phẫu thuật. Đa số bệnh nhân có kết quả tốt (97,1%). Kết luận: Chấn thương sọ não vỡ xương sọ chiếm tỉ lệ (12,7%), thường gặp ở nam giới, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hoàng Kim Tuấn và cộng sự (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn doán hình ảnh và kết quả điều trị vỡ lún xương vòm sọ trong chấn thương sọ não. Y học thực hành, số 9 (976), 2015.
2. Ernest J. Bobeff và cộng sự (2019), Predicting Outcome and Conservative Treatment Failure in Patients with Skull Fracture after Traumatic Brain Injury: A Retrospective Cohort Study. J Neurol Surg A Cent Eur Neurosurg, 2019 Nov; 80(6):460-469. doi: 10.1055/s-0039-1692672. Epub 2019 Aug 29.
3. Wei-Chun Tseng và cộng sự (2011), The Association Between Skull Bone Fractures and Outcomes in Patients With Severe Traumatic Brain Injury. The Journal of TRAUMA® Injury, Infection, and Critical Care, Volume 71, Number 6, December 2011. DOI: 10.1097/TA.0b013e31823a8a60.
4. M.Á. Muoz-Sánchez và cộng sự (2005), The significance of skull fracture in mild head trauma differs between children and adults. Childs Nerv Syst (2005) 21:128–132. DOI 10.1007/s00381-004-1036-x.
5. Ahmad Faried và cộng sự (2019), Correlation between the skull base fracture and the incidence of intracranial hemorrhage in patients with traumatic brain injury. Chinese Journal of Traumatology.Volume 22, Issue 5, October 2019, Pages 286-289. DOI: 10.1016/j.cjtee.2019.05.006