ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH VÀ CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN ĐỐI VỚI TÚI PHÌNH HỆ ĐỘNG MẠCH CẢNH TRONG VỠ

Hữu Hưng Nguyễn 1,, Thế Hào Nguyễn 2, Thọ Lộ Nguyễn 3
1 Bệnh viện quân y 17 (Quân khu 5)
2 Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội
3 Học viện Quân Y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả một số đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và chỉ định điều trị phẫu thuật ít xâm lấn đối với túi phình hệ động mạch cảnh trong vỡ. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 72 bệnh nhân túi phình hệ động mạch cảnh trong vỡ được điều trị bằng phẫu thuật ít xâm lấn tại Bệnh viện Bạch Mai, từ 9/2015 đến 9/2018. Kết quả và kết luận: tỉ lệ nữ/nam: 35/37, tuổi trung bình 55,98 ± 8,96. Dấu hiệu đau đầu báo trước gặp 8,33%. Triệu chứng lâm sàng khi vỡ túi phình: đau đầu dữ dội đột ngột (98,61%), buồn nôn và nôn (58,33%), co giật (4,17%), sợ ánh sáng (4,17%), mất tri giác ban đầu (2,78%). Suy giảm tri giác (25%), hội chứng màng não (81,94%), dấu hiệu thần kinh khu trú (9,72%). Có 66,67% bệnh nhân lâm sàng là độ I, 23,61% độ II, và 9,72% độ III. Trên phim cắt lớp vi tính: 8,33% chảy máu dưới màng nhện độ 1, 19,44% độ 2, và 72,22% độ 3. Vị trí túi phình động mạch thông trước chiếm 48,61%, động mạch não giữa 16,67%, động mạch thông sau 29,17%, động mạch mạch mạc trước 4,17%, và ngã ba động mạch cảnh trong 1,39%. Chỉ định phẫu thuật ít xâm lấn cho túi phình hệ động mạch cảnh trong vỡ đối với độ lâm sàng từ I-III, chảy máu dưới màng nhện từ độ 1-3 và kích thước túi phình ≤10mm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thế Hào, (2006), "Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật chảy máu dưới màng nhện do vỡ túi phình hệ động mạch cảnh trong", Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Nguyễn Thế Hào, Phạm Quỳnh Trang, Trần Trung Kiên, (2017), “Nghiên cứu hiệu quả và tính oan toàn của phẫu thuật ít xâm lấn trong điều trị túi phình động mạch não vỡ”, Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, tập 21(6): 137-141.
3. Alessandro C., Emanuele P., Roberto D.B., et al. (2013), "Clinical presentation of cerebral aneurysms.", European Journal of Radiology, 82: 1618-1622.
4. Fischer G., Stadie A., Reisch R., et al. (2011), "The Keyhole Concept in Aneurysm Surgery: Results of the Past 20 Years.", Operative Neurosurgery 1, 68: 45-51.
5. Lan Q., Gong Z., Kang D., et al, (2006), “Microsurgical experience with keyhole operations on intracranial aneurysms”, Surg Neurol, 66(S1): 2-9.
6. Perneczky A., Reisch R. (2008), "Keyhole approaches in Neurosurgery: Concept and surgical technique". Spinger Wien NewYork.
7. Saberi H., Hashemi M., Habibi Z., et al. (2011), "Diagnostic Accuracy of Early Computed Tomographic Angiography for Visualizing Medium Sized Inferior and Posterior Projecting Carotid System Aneurysms.", Iran J Radiol, 8(3): 139-144.
8. Wang H., Luo L., Ye Z., et al. (2015), "Clipping of anterior communicating artery aneurysms in the early post-rupture stage via transorbital keyhole approach - Chinese neurosurgical experience.", British Journal of Neurosurgery , Early Online, 1-6.
9. Yamahata H., Tokimura H., Tajitsu K., et al. (2014), "Efficacy and safety of the pterional keyhole approach for the treatment of anterior circulation aneurysms", Neurosurg Rev., 37: 629-636.