ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM PHẾ QUẢN PHỔI NHIỄM RSV (Respiratory Syncytial Virus) Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI VĨNH PHÚC

Trung Thanh Hoàng 1,, Thị Yến Nguyễn 2, Thu Nga Phạm 2
1 Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm phế quản phổi (VPQP) là bệnh lý thường gặp và là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em. Virus là nguyên nhân hàng đầu gây viêm phế quản phổi ở trẻ em, trong đó virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân thường gặp nhất. Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phế quản phổi có nhiễm RSV dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc. Đối tượng nghiên cứu: 206 bệnh nhân dưới 5 tuổi viêm phế quản phổi có nhiễm RSV trong thời gian từ 01/6/2020 đến 31/05/2021. Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: VPQP nhiễm RSV chủ yếu gặp ở nhóm tuổi < 12 tháng tuổi (91,2%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là ho, chảy mũi, khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực đều chiếm tỷ lệ cao (> 80%). 98,5% bệnh nhân nghe phổi có rale. Hầu hết bệnh nhân có số lượng bạch cầu và CRP bình thường. 90,3% bệnh nhân có hình ảnh tổn thương phổi trên phim Xquang phổi. Trong nghiên cứu của chúng tôi, có đến 51,5% bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán VPQP nặng điều này cũng phù hợp với tỷ lệ trẻ < 2 tháng trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao. Kết luận: RSV hay gặp gây viêm phế quản phổi ở trẻ < 12 tháng tuổi. Triệu chứng hay gặp là ho, chảy mũi, khò khè, thở nhanh, rút lõm lồng ngực. Số lượng bạch cầu và CRP thường bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Simoes EAF, et al (2006). Acute Respiratory Infections in Children. In: Jamison DT, Breman JG, Measham AR, et al., editors. Disease Control Priorities in Developing Countries. 2nd edition. Washington (DC): The International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank. Chapter 25
2. Nair H et al (2010). Global burden of acute lower respiratory infections due to respiratory syncytial virus in young chil-dren: a systematic review and meta analysis. Lancet, 375, pp.1545 - 1555.
3. Quyết định số 101/QĐ-BYT ngày 09 tháng 01 năm 2014 Bộ Y Tế. Hướng dẫn xử trí viêm phổi cộng đồng ở trẻ em.
4. Tran DN, Pham TMH, Ha MT et al (2013). Molecular epidemiology and disease severity of human respiratory syncytial virus in Vietnam. PLoS One, 8(1), e45436.
5. Nokes DJ et al (2009). Incidence and Severity of Respiratory Syncytial Virus Pneumonia in Rural Kenyan Children Identified through Hospital Surveillance. Clinical Infectious Diseases, 49, 1341 - 1349.
6. Lê Thị Hồng Hanh. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng ở trẻ viêm phổi nặng có nhiễm RSV tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương. Tạp chí nghiên cứu và thực hành Nhi khoa. 2020; 4 (5): 1-9.
7. Guo W, Wang J, Sheng M et al (2012). Radiological findings in 210 paediatric patients with viral pneumonia: a retrospective case study. Br J Radiol; 85(1018):1385-1389.