ĐỘT BIẾN GEN UROPORPHYRINOGEN III COSYNTHASE TRÊN MỘT BÉ GÁI MẮC BỆNH PORPHYRIA TẠO HỒNG CẦU BẨM SINH TẠI VIỆT NAM

Hoàng Thiên Kim Đào 1, Hiếu Liêm Phạm 1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Bệnh Porphyria tạo hồng cầu bẩm sinh (CEP) là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường do rối loạn của quá trình chuyển hóa porphyrin gây thiếu hụt uroporphyrinogenIII cosynthase (UROS) dẫn đến sự tích lũy uroporphyrinogen I trong tủy xương, gan và các mô. Ca lâm sàng: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đột biến gen trên một bệnh nhân người Việt đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Trung Uơng. Bé gái 5 tuổi có tình trạng da bị nhạy cảm nặng với ánh sáng, cụ thể là các thương tổn bóng nước và rậm lông ở những vùng phơi bày ánh sáng. Lần đầu tiên chúng tôi mô tả đột biến gen UROS trên một bệnh nhân Đông Nam Á và thực hiện thêm chẩn đoán phân tử để xác định cả những người lành ở thể dị hợp không triệu chứng đang mang mầm đột biến trong gia đình của người bệnh CEP. Để làm rõ cơ sở phân tử đầu tiên của gia đình người Việt này, chúng tôi đã tiến hành nhận dạng UROS đột biến và đo lường hoạt động của uroporphyrinogen III cosynthase trên bệnh nhi CEP.  Đột biến sai nghĩa đã được phát hiện là một đột biến thay thế G thành T tại nucleotide 11.776 và kết quả là valin bị thay thế thành phenylalanin tại codon 3 của exon 2. Chúng tôi ghi nhận bệnh nhân bị đột biến lặn thể đồng hợp còn bố mẹ của bé ở dạng dị hợp. Hoạt động của đột biến enzym UROS được biểu hiện trong Escherichia coli bị giảm còn 16,1%, chứng tỏ sự giảm rõ rệt hoạt động của UROS là kết quả chính yếu từ đột biến gen gây ra bệnh CEP. Kết luận: Phân tích đột biến gen gây bệnh CEP được xem là quan trọng trong việc quản lý bệnh. Tham vấn di truyền cho toàn bộ các thành viên của gia đình có người bệnh và cả trong chẩn đoán tiền sản là thật sự cần thiết khi gặp phải bệnh hiếm này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. De, A.K., et al (2013). A Case of Congenital Erythropoietic Porphyria without Hemolysis. Indian J Dermatol, 58(5): p. 407.
2. Desnick RJ, Astrin KH (2002). Congenital erythropoietic porphyria: advances in pathogenesis and treatment. Br J Haematol, 117:779–795.
3. Katugampola RP, Anstey AV, Finlay AY, Whatley S, Woolf J, Mason N, Deybach JC, Puy H, Ged C, de Verneuil H, Hanneken S, Minder E, Schneider-Yin X, Badminton MN (2012). A management algorithm for congenital erythropoietic porphyria derived from a study of 29 cases. Br J Dermatol, 167:888–900.
4. Maniangatt, S.C. et al (2004). A rare case of porphyria. Ann Acad Med Singapore,33(3): p. 359-61.
5. Mathews MA, Schubert HL, Whitby FG, Alexander KJ, Schadick K, Bergonia HA, Phillips JD, Hill CP (2001). Crystal structure of human uroporphyrinogen III synthase. EMBO J, 20:5832–5839.
6. Mazurier F, Géronimi F, Lamrissi-Garcia I, Morel C, Richard E, Ged C, Fontanellas A, Moreau-Gaudry F, Morey M, de Verneuil H (2001). Correction of deficient CD34+ cells from peripheral blood after mobilization in a patient with congenital erythropoietic porphyria. Mol Ther, 3:411–417.
7. Moghbeli M, Maleknejad M, Arabi A, Abbaszadegan MR (2012). Mutational analysis of uroporphyrinogen III cosynthase gene in Iranian families with congenital erythropoietic porphyria. Mol Biol Rep, 39:6731–6735.
8. Ohgari Y, Sawamoto M, Yamamoto M, Kohno H, Taketani S (2005). Ferrochelatase consisting of wild-type and mutated subunits from patients with a dominant-inherited disease, erythropoietic protoporphyria, is an active but unstable dimer. Hum Mol Genet, 14:327–334.
9. Takamura N, Hombrados I, Tanigawa K, Namba H, Nagayama Y, de Verneuil H, Yamashita S (1997). Novel point mutation in the uroporphyrinogen III synthase gene causes congenital erythropoietic porphyria of a Japanese family. Am J Med Genet, 70:299–302.
10. Wiederholt T, Poblete-Gutiérrez P, Gardlo K, Goerz G, Bolsen K, Merk HF, Frank J (2006). Identification of mutations in the uroporphyrinogen III cosynthase gene in German patients with congenital erythropoietic porphyria. Physiol Res, 55(suppl 2): S85–S92.