MỘT SỐ YẾU TỐ SẢN KHOA LIÊN QUAN TỬ VONG SƠ SINH SỚM Ở TRẺ ĐẺ NON 28 – 32 TUẦN

Quỳnh Anh Dương 1,, Thị Thanh Hiền Phạm 1
1 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số yếu tố sản khoa liên quan tử vong sơ sinh sớm ở trẻ đẻ non 28 – 32 tuần. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên những trẻ đẻ ra sống ở các trường hợp đơn thai có tuổi thai từ 280/7 tuần đến hết 320/7 tuần tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương trong khoảng thời gian từ 01/07/2020 đến 31/12/2020. Kết quả: Trong số 238 trường hợp sinh non có 11 trẻ tử vong trong tuần đầu (chiếm tỷ lệ 4,62%), phần lớn tử vong trong 24 giờ đầu tiên (5/11 ca, chiếm 45,45%). Những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong ở trẻ là suy hô hấp (55%), nhiễm khuẩn (18%), xuất huyết não – màng não (18%). 81,82% (9/11 ca) trẻ tử vong có mẹ mắc ít nhất một bệnh lý nội khoa hoặc sản khoa, làm tăng khả năng tử vong gấp gần 8 lần (OR = 7,96, KTC 95% 1,68 – 37,71), cụ thể rối loạn huyết áp làm tăng gấp 6,3 lần (OR = 6,37, KTC 95% 1,84 – 21,98). Đồng thời hậu quả thai chậm phát triển trong tử cung cũng là yếu tố sản khoa làm tăng khả năng tử vong gấp 8,8 lần (OR = 8,89, KTC 95% 2,54 – 31,12). Kết luận: Mẹ bệnh lý (đặc biệt rối loạn huyết áp) và thai chậm phát triển trong tử cung là các yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Viết Tiến (2012), Sản phụ khoa - Bài giảng cho học viên sau đại học, Nhà xuất bản Y học.
2. Guevvera Y. (2006). World Health Organisation: Neonatal and perinatal mortality: country, regional and global estimates. WHO cebu: sun.
3. Trương Quang Hưng (2018). Khảo sát các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong sơ sinh sớm của trẻ ở tuổi thai 28 - 32 tuần tại Bệnh viện Hùng Vương. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 22(1), 49.
4. Dương Thanh Long (2012). Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây tử vong sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện ĐKTT An Giang 2010 - 2011. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Bệnh viện An Giang, 203.
5. Trần Diệu Linh, Lê Anh Tuấn, and Phan Thị Thu Nga (2013). Nghiên cứu tình hình bệnh lý và tử vong trẻ sơ sinh non tháng - thấp cân tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2010. Tạp chí Phụ sản, 11(2), 65–69.
6. Aghai Z.H., Goudar S.S., Patel A., et al. (2020). Gender variations in neonatal and early infant mortality in India and Pakistan: a secondary analysis from the Global Network Maternal Newborn Health Registry. Reprod Health, 17(3), 178.
7. Yasmin S., Osrin D., Paul E., et al. (2001). Neonatal mortality of low-birth-weight infants in Bangladesh. Bull World Health Organ, 79(7), 608–614.
8. Roberts D., Brown J., Medley N., et al. (2017). Antenatal corticosteroids for accelerating fetal lung maturation for women at risk of preterm birth. Cochrane Database Syst Rev, 3, CD004454.
9. Lee H.C. and Gould J.B. (2006). Survival rates and mode of delivery for vertex preterm neonates according to small- or appropriate-for-gestational-age status. Pediatrics, 118(6), e1836-1844.